Bài này mình dịch cách đây mấy tháng, dịch thô và không thoát ý; một phần vì các câu hỏi khá khó và trừu tượng nên người ngoài đọc sẽ cảm thấy khó hiểu. Nhưng mình hiểu :D. Mình hiểu tất cả những gì Takeru nói dù khái niệm anh đưa ra và diễn giải nghe có vẻ phức tạp. Nếu nói về cái gọi là tâm hồn đồng điệu thì thật tiếc là mình tìm thấy anh nhưng anh chẳng biết đến sự tồn tại của mình, Y_Y. Mình luôn nghĩ, nếu mình ở bên con người này, hai tụi mình sẽ có vô số thứ để chuyện trò, anh rồi sẽ không còn cảm thấy đơn độc như thể chẳng có ai hiểu mình giữa giới showbiz Nhật đầy mệt mỏi nữa. Rất tiếc là không thể.
Người ta phán xét việc các bạn trẻ thần tượng ai đó thái quá, họ nói rằng sao không cười không khóc với ba mẹ ý, sao không dành thời gian và tiền bạc mà quan tâm cho ba mẹ, vân vân và vân vân. Thật buồn cười. Thần tượng một ai đó, tức là có một tình yêu đơn phương sâu sắc với họ, thứ tình yêu pha lẫn ngưỡng mộ; thứ tình yêu trong sáng và thánh thiện, hết lòng vì người đó, nghĩ cho người đó mà không cần hồi đáp lại; yêu mà biết rằng sẽ chẳng thể cưới được người đó. Vậy nè, cho hỏi những bạn chỉ trích việc thần tượng, các bạn đã yêu (tình yêu nam nữ) với ai đó chưa, có bao giờ bạn tự hỏi sao mình không dành thời gian quan tâm chăm sóc, hẹn hò, gọi điện tám chuyện, đi chơi,... đó để chăm sóc ba mẹ. Dám cá là số lần gặp gỡ, gọi điện thăm hỏi, số tiền bạn bỏ ra, phần lớn nước mắt và tiếng cười, bạn đều dành cho người yêu cả, hơn là nghĩ đến bố mẹ. Ngoài ra, thần tượng - Người yêu không bao giờ cưới kia - Lại còn mang đến vô số điều tích cực ảnh hưởng tốt lên cuộc sống đời thực, ít nhất là làm phong phú thêm đời sống tinh thần,. Thế nên, làm ơn ngưng phán xét.
Thật ra, mình không thích dùng từ Thần Tượng. Đơn giản là thích, là yêu quý một ai đó, nhiều hơn mức bình thường thôi :)).
Thôi, đây là bản dịch bài phỏng vấn trên tạp chí +Act của anh
----------------------------------------------------------
[+Act. Magazine]
Sau buổi quay phim từ lúc sáng sớm, Satoh Takeru đã có mặt tại điểm phỏng vấn cùng với chúng tôi. Anh ấy hẳn là rất mệt bởi phải quay phim suốt ngày, nhưng ngoài việc tạo dáng để chụp ảnh như được yêu cầu trong suốt buổi phỏng vấn, thì anh vẫn đáp lại từng câu nói đùa của chúng tôi. Buổi phỏng vấn này kéo dài gần 2 giờ đồng hồ, tuy thế, anh luôn cố gắng diễn đạt những cảm nhận sâu bên trong anh bằng cách sử dụng những từ đơn giản nhất có thể cho đến phút cuối cùng.
Vào mọi thời điểm, anh không bao giờ xem nhẹ việc truyền đạt (giao tiếp, tương tác). Anh không từ bỏ việc cố gắng hiểu người khác. Sự thật là, những nhân vật mà Takeru đóng đều luôn hấp dẫn bởi là nhờ vào những phẩm chất sẵn có của anh ấy. Buổi phỏng vấn diễn ra ở Kyoto trong một mùa cây xanh thay lá mới.
Đó là ngày mà sau khi tập 1 của phim: “Đầu bếp hoàng gia” – Bộ phim mà Takeru đóng vai chính - được phát sóng, và tôi đã đến Kyoto để gặp gỡ và nhìn anh làm việc. Trên màn hình TV là một Tokuzo 16 tuổi, người mà lúc này đang là đầu bếp tại Imperial Household Ministry. Hờn dỗi, phàn nàn, liếc mắt đưa tình trước một người đẹp – Mọi người trêu đùa anh, gọi anh là “Nokuzo” bởi vì anh là “Tokuzo nokutee (có nghĩa “ngốc nghếch” theo phương ngữ Fukui)”. Tokuzo luôn nhanh chóng lao vào làm những thứ mà anh ấy thú vị, mọi người xung quanh khá sửng sốt nhưng chẳng ai ghét Tokuzo cả. Satoh Takeru đóng một dạng vai sống động và hấp dẫn như thế đó. Vậy nên, khi đối diện với anh chàng Satoh Takeru 26 tuổi, tôi đã khá bối rối bởi khoảng cách khác biệt.
Đã một năm trôi qua từ ngày chúng tôi có cuộc phỏng vấn khá dài với Satoh Takeru sau khi quay xong phim Rorouni Kenshin và phát hành trên số báo tháng 5 năm 2014. Chúng tôi muốn hiểu suy nghĩ và cảm nhận của Satoh Takeru, người lúc này đang thử thách với dự án đặc biệt “Tenno no Ryoriban” của đài TBS trong khoảng 6 tháng, và trong tương lai, những tác phẩm khác của anh sẽ liên tiếp được ra mắt; một phim chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng “Bakuman” và một phim khác từ tiểu thuyết ăn khách “Sekai-kara Neko-ga Kieta nara”; và ở cả hai phim, anh đều đóng vai chính. Khi tôi gặp anh, tôi luôn tự nhắc mình rằng, sự điềm tĩnh và niềm đam mê có thể song hành cùng nhau. Trong khi cống hiến hết sức và đặt cả trái tim của mình vào vai diễn, thì anh vẫn luôn có những tư tưởng rõ ràng và sắc nét. Điều gì đang thu hút anh vào lúc này? Sau Rorouni Kenshin, sự nghiệp của anh ấy phát triển với tốc độ khủng khiếp. Liệu tôi có thể chạm vào những tư tưởng cốt lõi của Takeru bây giờ, vào năm 2015 không?
Q: Bắt đầu với “Tenno no Ryoriban” nhé, tôi hy vọng sẽ gần hơn với “Satoh Takeru hiện tại” với chủ đề rộng lớn “Kenshin Igo” (hậu Kenshin).
T: Kenshin Igo?
Q: Chúng ta đang có cuộc phỏng vấn dài lần đầu tiên kể từ sau bài phỏng vấn vào một năm trước. Ở thời điểm đó, chúng tôi đã hỏi cảm giác của cậu sau phim Rurouni Kenshin.
T: À, sau Kenshin, tôi hiểu rồi. Tôi tưởng đó là một thành ngữ gồm 4 ký tự gọi là “Kenshin Igo” (lol).
Q: Hôm qua là ngày đầu phát sóng phim “Tenno no Ryoriban” nhỉ. Đêm qua cậu có xem nó không?
T: Tôi biết nhưng tôi không thể xem vào giờ đó, bởi vì tôi phải chuyển đến điểm quay khác. Tôi đã coi nó ở phòng biên tập vào đêm trước đó rồi. Một vài cảnh đạt như tôi mong đợi, một số khác còn xa hơn cả mong đợi nữa; và vài cảnh khiến tôi tiếc nuối : “Ôi, phải chi…” (kiểu thấy chưa đạt).
Q: Lần quay phim này có hoàn toàn giống với các phim trước đó không?
T: Không, việc quay phim “Tenno no Ryoriban” có hơi khác biệt (atypical – Không điển hình). Do vậy, thật khó để mà so sánh với các phim khác.
Q: Là về địa điểm qay, hay phong cách? Cái mà gọi là atypical ấy?
T: À, là về cách thức sản xuất một drama hay một bộ phim. Nó cực kỳ khác biệt. Ngay cả bây giờ tôi cũng vẫn đang nghĩ (khác biệt ở điểm nào), đó là vì kỹ thuật quay… Nói như thế nào nhỉ… Giống như là phải diễn sao cho khớp với camera. Theo đạo diễn, camera đã cố định khung sẵn cả rồi, vì thế, diễn viên cần phải diễn theo chúng. Đại loại vậy.
Q: Bởi vì chủ đề của chúng ta hôm nay là “Hậu Kenshin”, nếu so sánh phim này với Kenshin, cả điểm tốt và chưa tốt, rõ ràng nó đối nghịch với phương pháp của team Otomo (đạo diễn phim Kenshin) đúng không?
T: Tôi không chắc chắn có đúng hay không khi nói là “Đối nghịch”, nhưng quả là khác nhau đấy.
Q: Với cách quay đó, cách diễn theo cảm xúc của cậu mà cậu thường nói liệu có hiệu quả?
T: Chúng tôi phải nghĩ cách để thoải mái với phương pháp đó, và thực sự rất khó. Nhưng vì tôi đã làm việc với nhóm này vài lần trong phim “Tonbi” và “Rookies” rồi, cho nên, thật may đây không phải là lần đầu tiên, và tôi cũng đã biết cách làm việc của họ trước khi bắt đầu quay. Dù sao, không có cách diễn nào là đúng và sai, điều quan trọng là làm thế nào tôi có thể diễn đạt với những mong đợi từ bộ phim và phải phù hợp với nó.
Q: Ồ, tôi khá ngạc nhiên khi nghe điều này. Ở tập đầu tiên, Tokuzo và tất cả các nhân vật khác thật quá sống động, vì thế, tôi không cảm thấy là cậu đang diễn theo khuôn khổ - hay gọi là bị kiềm hãm như thế - Từ này có thể gây hiểu lầm chút đỉnh.
T: Đó là lý do tại sao bộ phim này thú vị. Đôi khi chúng thay đổi thông qua việc biên tập. Lúc này, sẽ có những nhân viên giỏi hướng dẫn chúng tôi hiểu cảnh quay hoàn thiện cũng như kết quả sau khi kết nối mọi thứ lại với nhau sẽ như thế nào, vì vậy, mặc dù đôi khi diễn viên cảm thấy ngột ngạt và khó khăn khi phải diễn theo khung camera, nhưng sau khi nhiều cảnh được kết nối, kết quả xuất hiện thật sống động… yup… Kiểu vậy.
Q: A ha!
T: Trong trường hợp đặc biệt, ví dụ, ngay cả khi chị diễn sai, nếu đạo diễn nhìn thấy có khả năng biên tập (chỉnh sửa) được và nói rằng: “Ok, tốt rồi”. Thì sau đó, các nhân vật vẫn sẽ xuất hiện sống động hay bộ phim vẫn sẽ hấp dẫn và có nhịp điệu. Với kiểu như vậy, ở thời điểm này, ít nhất là đối với tôi, cách tiếp cận của họ khá khác biệt so với các nhóm quay phim khác. Nhưng về khía cạnh sản xuất một bộ phim truyền hình, họ chuyên nghiệp hơn nhiều, và sản phẩm hoàn thành thực sự rất thú vị. Ngoại trừ vai trò diễn viên, họ biết những gì mà tôi không biết về quá trình sản xuất phim truyền hình, và họ có những khả năng mà tôi không có, do đó sẽ tốt hơn nếu cứ tin tưởng họ, cũng như điều đó tạo nhiều thuận lợi cho tôi.
Q: Có nghĩa là họ đang quay theo cái cách mà thật khó để phó mặc hết cho họ trừ phi cậu tin tưởng họ đủ nhiều?
T: Đúng, đúng. Vì thế, ở lần diễn đầu tiên, tôi đã không thể làm theo cách đó. Nhưng vì đã làm việc với họ nhiều lần rồi, cho nên, tôi có thể nắm bắt được cách thức tiếp cận này. Nhưng vào lần đầu tiên làm quen với cách quay ấy, thì tôi có lẽ không thích ứng được.
Q: Cậu đã nói rằng cậu đang cố thử nhiều thứ khác nhau trong bộ phim này. Nghe những gì cậu vừa chia sẻ, tôi nghĩ rằng, để mà cho thấy được cách nhân vật phát triển cả ở vai trò đầu bếp lẫn phẩm chất cá nhân theo kiểu quay kỳ lạ đó quả là một thử thách nhỉ. Lúc trước, cậu có nói: “Tôi ngạc nhiên khi thấy Tokuzo ở tập đầu quá khác so với anh ấy bây giờ”. Hiện tại, cậu đang đóng vai Tokuzo ở độ tuổi tứ tuần phải không?
T: Tôi không định thay đổi anh ấy quá nhiều đâu, nhưng khi tôi xem tập một, Tokuzo hoàn toàn khác. Lúc đó, trông anh ấy thật lố bịch (ngớ ngẩn), đúng không? Còn bây giờ, anh không làm những thứ lố bịch như vậy nữa… Thật thú vị! (lol).
Q: Nghe nói rằng cậu đã dành nửa năm để tham gia drama nấu ăn này. Tôi cho rằng đó là một sự xa xỉ.
T: Tôi đồng ý.
Q: Nhưng tái hiện lại cả cuộc đời của một con người thì, cậu không thấy khó khi phải đuổi kịp nhân vật chỉ trong nửa năm à?
T: Đúng vậy. Nhưng thay vì mất nửa năm, Tokuzo vừa mới 20 tuổi vào buổi sáng, buổi chiều, anh ấy đã ở tuổi 40. Đó là cách chúng tôi thực hiện phim. Điều đó khá… khó, hay nói sao ta, là cả một trở ngại.
Q: Bởi vì tôi vừa mới xem Tokuzo tuổi 16 hôm qua, giờ đây phải nói là tôi ngạc nhiên bởi quá trái ngược so với Takeru-kun thực tế. Làm thế nào cậu có thể biến đổi giống như vậy? Mới đây, trong phần chụp ảnh, chúng tôi có bảo cậu thử thay đổi biểu cảm trên đôi mắt và cậu nói là: “Việc diễn thì không giống như thế (lol)”, đúng không?
T: Thành thật mà nói, chị phải thay đổi nội tâm (trái tim - heart) của mình thay vì đôi mắt. Theo cách đó thì mọi thứ sẽ biến chuyển một cách tự nhiên.
Q: Có nghĩa là, trước tiên, cậu cần phải có “trái tim” của một chàng trai 16 tuổi?
T: Đúng như vậy đó.
Q: Rõ ràng là, chàng trai Tokuzo 16 tuổi hoàn toàn khác so với Takeru-kun đời thường ở mọi thứ, chẳng hạn như cách đi đứng, hoặc cái cách cậu ta hất cằm và liếc mắt khi cậu ấy trở nên kích động. Ý Takeru-kun là diễn như thế bằng việc thay đổi cảm nhận nơi trái tim mình sao?
T: Về cơ bản là như vậy. Nó là cảm giác và tôi không chắc về cách nó chuyển biến. Thật khó để diễn đạt bằng lời nhưng “changing your heart” là cách mô tả đúng nhất, không sai đâu. Nó có ý nghĩa đấy.
Q: Đó là điều mà cậu luôn nói.
T: Đúng vậy.
Q: Nhưng trong khi cậu đóng cùng một Tokuzo, còn tuổi của anh ta cứ thay đổi. Cậu có bất cứ bí quyết hay quy tắc tự thiết lập kiểu như: “Tokuzo ở độ tuổi chưa trưởng thành phải như thế này này”, hoặc đại loại như thế không?
T: Không đâu. Tôi không làm thế.
Q: Vậy, “changing your heart” có nghĩa là chỉ đơn giản diễn trung thành theo kịch bản ư?
T: Khi chị đọc một kịch bản, chị sẽ bắt đầu hình dung ra mọi thứ, đúng không? Tôi cũng hình dung Tokuzo tuổi 16 theo cách của mình và nghĩ về điều đó, và… Tôi không nghĩ mình sẽ đi như thế, đứng như thế nhưng một cách mơ hồ, tôi mở rộng (thổi hồn vào) hình ảnh tưởng tượng của mình và diễn. Rồi chúng bộc lộ như chị thấy.
Q: Cậu có mẹo nào không? Chẳng hạn như vạch rõ ra: Tuổi 16 vào những ngày đó sẽ như thế nào…?
T: Tôi chưa từng nghĩ về điều đó. Vì tôi nghĩ Tokuzo-san là một người rất đặc biệt (trái lại, lúc này, tôi không còn nghĩ về điều đó – Hơi khó hiểu). Một vài người ở độ tuổi 16 sẽ không giống như thế, đúng không? Ý tôi là, đây không phải là vấn đề về độ tuổi, mà anh ấy là Tokuzo, chàng trai Tokuzo ở tuổi đó.
Q: Nhưng người đóng vai anh ấy lại là một anh chàng 26 tuổi tên là Satoh Takeru. Nếu cậu nói đó không phải là một kỹ năng mà là cảm nhận nơi trái tim, thì tôi không còn từ gì để nói cả.
T: Thật như vậy đấy. Đó là kỹ năng quan trọng nhất.
Q: Cậu đã diễn như kẻ ngốc nghếch (nokutee) nhỉ?
T: Vâng (lol). Vậy nên, “change your heart” là kỹ năng quan trọng nhất đối với một diễn viên.
Q: Điều đó sẽ là không thể nếu thiếu một vốn kỹ năng diễn xuất lớn, hoặc nếu cậu không thể hình dung và thấu hiểu nội tâm (heart) của nhiều kiểu người khác nhau.
T: Vâng, dĩ nhiên rồi.
Q: Liệu có khi nào cậu diễn khác xa với độ tuổi 20, bởi vì thật khó để đưa “trái tim” của cậu đến đó ngay vì nó còn phụ thuộc vào “trái tim” thực tế của cậu nữa? (hơi khó hiểu, kiểu chuyển đổi cảm nhận nội tâm liên tục)
T: Quả thực vậy đó. Những gì tôi có thể làm là cố hết sức mình. Sẽ dễ hơn nhiều nếu họ quay tất cả các cảnh ở cùng độ tuổi vào một lúc, chị biết đấy! Nhưng điều đó là không thể bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tôi không có lựa chọn nào ngoài việc cố hết sức.
Q: Nếu vậy, khi cậu phải diễn một người tuổi 16, đâu là điểm bắt đầu trong kế hoạch của cậu?
T: À, tôi không nhớ rõ bởi vì đã lâu rồi… nhưng…
Q: Cậu cảm thấy đã lâu ư? (lol)
T: Dĩ nhiên, một khoảng thời gian dài. Tôi có cảm giác kiểu như hoài cổ khi xem lại tập 1, vì tôi không nhớ hết mọi thứ. Bởi vậy, tôi khá ngạc nhiên khi thấy Tokuzo quá lố bịch, ha ha. À, đang nói về điểm xuất phát của tôi sau khi đọc kịch bản mà? Không có gì khác để làm ngoài việc thổi phồng hình ảnh tưởng tượng của mình lên cả. Như tôi từng nói trước đó, điều quan trọng nhất để nắm bắt được linh hồn nhân vật đó là chị dành bao nhiêu thời gian cho việc nghĩ về nhân vật đó. Bằng việc nghĩ đến nhân vật, chị có thể dần dần phóng đại những hình ảnh trong đầu mình một cách tự nhiên. Đó là cách để hóa thân vào nhân vật. Dĩ nhiên, đọc kịch bản nhiều lần cũng là một cách, nhưng thêm vào đó, chị nên sống một cuộc sống dựa vào kịch bản, một cách tự nhiên…
Q: Vậy là sau đó cậu đã sống cuộc sống dựa trên kịch bản sao?
T: Đúng thế. Một khi chị đọc một kịch bản, chị nhận thức rằng mình sẽ đóng vai trong đó. Nếu chị hỏi tôi là tôi có làm điều gì đó đặc biệt dựa theo kịch bản không, câu trả lời là không. Tôi chỉ đơn giản sống, nghĩ về nó.
Q: À, cậu luôn nghĩ về nó tận sâu trong tâm trí đó hả?
T: Đúng vậy.
Q: Chẳng hạn như cậu sẽ nghĩ “Nếu đây là Tokuzo?” khi cậu đang ăn?
T: Tôi không nghĩ đến những chi tiết cụ thể như vậy. Cũng có đôi khi tôi nghĩ theo kiểu như thế, nhưng đừng nghĩ về chúng nhiều, mà nên cảm nhận rằng, chúng chỉ ở đâu đó trong con người chị. Cứ thế, hình ảnh sẽ phát triển một cách vô thức. Thậm chí ngay cả khi chị không nghĩ nhiều về nó thì nó vẫn phát triển. Và cuối cùng, một khi chị bước vào trường quay và bắt đầu quay, dù đã sẵn sàng hay chưa, mọi thứ sẽ tự bộc phát.
Q: Thật là không bình thường khi một người dùng đời thực của mình để nuôi giữ một bản thể khác, đúng không?
T: Tôi không cảm nhận rõ lắm về việc có một bản thể nào khác cả. Chỉ là, một cách tự nhiên, hình ảnh lớn dần.
Q: Hình ảnh lớn dần ư?
T: Đúng vậy. Hình ảnh hay là nhân vật phát triển dần dần. Nếu tôi buộc phải mô tả bằng lời, thì kiểu vậy (lol). Đó là một thứ cảm giác, nên thật khó để diễn đạt thành lời.
Q: Cậu cảm thấy nó lớn dần à?
T: Khi bắt đầu tập 1, tôi khá hồi hộp. Tokuzo-san thật sự khác với tôi, và tôi chưa từng đóng kiểu nhân vật này bao giờ. Có lẽ khá cực đoan, nhưng chúng tôi bắt đầu quay khi chưa biết đâu là câu trả lời đúng. Tôi không biết và đạo diễn cũng vậy. Không ai biết cả. Vì thế, chúng tôi học bằng việc thực hành, thông qua thử nghiệm và sai sót. Nhưng bây giờ thì, tôi có thể đến trường quay mà không còn phải lo lắng nhiều nữa.
Q: Những diễn viên khác cũng như vậy sao?
T: Vâng, ai cũng vậy cả.
Q: Sau đó, cậu kết nối các đặc điểm tính cách lại với nhau đúng không?
T: Dĩ nhiên là vậy. Chúng tôi cố gắng nắm bắt và phối hợp các đặc điểm với nhau. Lúc đó, tôi nghĩ rằng diễn xuất là “sentaku” (lựa chọn).
Q: Sentaku á?
T: “Sentaku”, nghĩa là lựa chọn.
Q: Tôi biết chứ (lol).
T: Vì sentaku còn có nghĩa nữa là “giặt, rửa” (lol)
Q: Cậu thật tử tế. Cảm ơn nhiều. Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi nghe cậu nói từ “lựa chọn”.
T: À, tôi từng nghĩ, đó là kiểu giống như tôi có thể diễn theo nhiều hình mẫu khác nhau. Tôi có thể làm cho Tokuzo trông lố bịch hơn, hoặc tự nhiên hay bình thường hơn. Thế nên, đây là vấn đề về việc “chọn” ra cách biểu cảm gương mặt nào, từ ngữ hay kiểu đứng nào, rồi cắt giảm dần.
Q: Cậu cảm thấy nó được cắt giảm ư?
T: Đúng vậy, đặc biệt như lúc này. Thật ra, từ đầu tôi đã tự xây dựng tính cách nhân vật theo cách riêng, nhưng rồi tôi đồng thuận với quan điểm của đạo diễn và nhà sản xuất rằng: Như vậy thì quá nhiều và tốt hơn hết nên làm cho nó trông bình thường trở lại, cho nên tôi đã giảm bớt. [Đại ý là nhân vật anh xây dựng từ lúc đầu luôn có những đặc điểm hơi thái quá, hơi bị bất bình thường, về sau nhà sản xuất phải góp ý để nhân vật ấy gần gũi hơn].
Q: Khi nói về việc “lựa chọn”, cậu có đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau cho cái cách mà Tokuzo phản ứng khi lần đầu tiên được ăn một chiếc bánh cốt lết, và khiến anh ấy quyết định trở thành một đầu bếp không?
T: Không, cảnh đó được diễn khá suôn sẻ. Giống như kế hoạch ban đầu của tôi thôi.
Q: Sống trong xã hội hiện đại, chúng ta không có nhiều kinh nghiệm về những thứ mà chúng ta chưa từng trải qua nhỉ.
T: Vâng, đúng vậy.
Q: Khi tôi đọc kịch bản, tôi tự hỏi làm thế nào cậu có thể diễn tả được cảm giác kiểu: “Cái quái gì đây vậy trời!”
T: Tôi lại cảm thấy cảnh cốt lết chẳng có gì khó cả. Tôi chỉ nghĩ đơn giản mọi người kiểu gì cũng sẽ khựng lại một lúc khi họ khám phá ra thứ gì đó mới mẻ.
Q: À.
T: Khi có thứ gì đó vượt ngoài khả năng của họ, hoặc họ gặp phải vài thứ vượt ngoài tầm kiểm soát, mọi người chắc chắn sẽ dừng lại và sửng sốt… đó là cách tưởng tượng của tôi.
Q: Nói về “lựa chọn” thì trường hợp nào thường gặp hơn: Chọn giữa hai hay là giữa 10 lựa chọn khác nhau?
T: Giữa 10 lựa chọn. Thay vì như vầy (Takeru đưa tay mô tả hình bán nguyệt giống một chiếc máy đo tốc độ): Giả sử như chúng tôi chọn vị trí trong biên độ này. Đôi khi, chúng tôi chọnvui sướng hay đau khổ. Nếu chọn vui sướng, thì mức độ bao nhiêu? Chúng tôi thường gặp những trường hợp như thế. [Hơi khó hiểu, vì nó rất hình tượng, các bạn search từ “tachometer” hoặc hình dung đến biển hiển thị tốc độ trên đầu xe máy, nó sẽ luôn dao động từ 0 đến 120km/h với 60km/h là mức trung bình, giả sử vậy. Ý Takeru là, nếu xem đó là máy hiển thị độ đau khổ, thì chọn mức bao nhiêu: 60 hay 80, tương tự với hạnh phúc – Chứ không đơn thuần mô tả với vài từ: Hạnh phúc, ít hạnh phúc, cực kỳ hạnh phúc là đủ).
Q: Ồ, tôi đã hiểu rõ hơn nhờ vào cách mô tả của cậu, bằng việc sử dụng thứ giống như là meter (mét). Ý cậu là việc diễn xuất không chỉ đơn giản là lựa chọn giữa A hay B, mà là sự kết hợp tinh tế giữa nhiều chọn lựa, đúng không? Nhân tiện, cậu đã nói với “+act mini” rằng: “Chủ đề lần này là từ bỏ chính mình”, phải không nhỉ?
T: Fufufu…
Q: Hey, đó là một lời mời mọc (Sales talk - Hay lời chào hàng – Ở đoạn Tokuzo và vợ trề môi) đúng không?
T: Sales talk (lol). Những từ này (fufufu) được dùng ở trường quay khi chúng tôi diễn kiểu bĩu môi trong tập đầu tiên. Thế nên, đấy là chủ đề của tôi vào thời điểm đó (Kiểu Takeru phải rời bỏ chính con người thật của mình để hoàn toàn hóa thân vào nhân vật Tokuzo với những hành động khác hẳn với Takeru đời thực).
Q: Tôi hiểu rồi (lol). Cậu chỉ là đang cố gắng từ bỏ bản thân, hay đang khiến cho Satoh Takeru biến mất hoàn toàn?
T: Không phải thế đâu.
Q: Hay còn có nghĩa: Cậu biến mất một cách tự nhiên bằng việc hóa thân vào nhân vật?
T: Đúng vậy.
Q: Nhưng Satoh Takeru không đưa ra các lựa chọn sao? (Ý là thay vì làm cho Takeru biến mất, tại sao không chọn các phương án khác)
T: Không, không cần thiết vào lúc đó. Tất nhiên, vào lần đầu tiên, tôi cũng có đưa ra lựa chọn riêng, nhưng đôi khi đạo diễn bảo: “Như thế này sẽ tốt hơn đó” hoặc “Cậu nên làm sao cho dễ hiểu hơn chút đi”. Có thể nói, đối với diễn viên, việc tự mình đưa ra lựa chọn cho mình rất là quan trọng. Các diễn viên đều rất lịch thiệp, cho nên họ có thể làm theo bất cứ thứ gì được bảo. Trong khi đó, vai trò của những người đưa ra gợi ý về việc đâu là lựa chọn đúng hoặc lựa chọn tinh tế rất là quan trọng, đặc biệt trong những dramas. Nhưng, phải nói rằng, đây là vấn đề về sở thích. Một số người thích những biểu cảm phóng đại trong khi nhiều người khác lại thích những biểu cảm đơn giản. Cho nên sẽ chẳng có câu trả lời đúng. Và vì không có câu trả lời đúng, nên tôi hy vọng được làm việc với những người mà tôi có thể tin tưởng vào sự sáng suốt của họ.
Q: Cậu nhận thức về cái gọi là “sự lựa chọn” này được bao lâu rồi?
T: Tôi tự hỏi bao lâu nhỉ… có lẽ là khoảng thời gian khá dài đấy. Nhiều người nhận xét diễn xuất của vài diễn viên là hay hoặc dở tệ, [nhưng làm sao, khi mà, cách hiểu của họ khá là tiêu cực – Khá khó hiểu]. Đôi khi tôi cảm thấy họ có thể diễn hay hơn nếu đạo diễn hướng dẫn anh ta/cô ta cách để diễn cảnh đó.
Q: Tôi nghĩ, là vì diễn viên các cậu thường bỏ qua hầu hết những thứ có thể gây ấn tượng đối với người khác (You actors leave most of what is accepted as so-called impression to others) – Sorry, tui không hiểu lắm câu này. Tui nghĩ đại ý là, diễn viên thường tự làm theo ý mình mà không quan tâm đến sở thích của số đông khán giả.
T: Thế nên tôi không thể tự mình làm bất cứ thứ gì, đặc biệt trong trường hợp của những phim truyền hình. Đối với phim điện ảnh, chị có thể thể hiện theo cách của chị. Còn ở drama, có nhiều khung camera cố định hơn, nghĩa là chúng tôi phải đưa ra nhiều sự chọn lựa hơn cho mỗi cảnh diễn. Có quá nhiều phương án và bất kể chị chọn phương án nào, vẫn là OK nếu đem lại kết quả tốt. Tóm lại, cái cách chúng tôi thực hiện “Tenno no Ryoriban” bây giờ giống như những gì tôi vừa kể. “Ryoma-den” cũng là một drama nhưng chúng tôi đã làm ra nó theo phương pháp hoàn toàn khác.
Q: Nếu như vậy, tôi nghĩ diễn viên các cậu phải rất linh động nhỉ.
T: Tôi có nói rồi, drama khác hoàn toàn với movie, nhưng dù là movie đi nữa, thì vẫn có những phương pháp khác nhau giữa phim này với phim kia. Như tôi vẫn thường nói, mọi người bảo “Diễn viên” là một loại công việc nhưng chúng tôi đang làm quá nhiều việc khác nhau, đến mức chị thậm chí có thể gọi công việc của chúng tôi bằng nhiều cái tên khác nhau đó.
Q: Nghe có vẻ cậu có quá nhiều cách khác nhau, vậy cậu có muốn trải nghiệm qua nhiều cách khác nhau nhất có thể không? (Cách ở đây là cách diễn sao cho phù hợp với phương pháp của từng drama, từng movie. Riêng movie thôi cũng đã có sự khác nhau trong cách thức thực hiện giữa movie này với movie kia rồi. Cho nên Takeru phải rất linh động để thích ứng với hoàn cảnh).
T: À, tất nhiên là tôi đã có cách mà mình thích nhất.
Q: Đó là cách nào vậy?
T: Tôi không kể chị nghe đâu (lol).
Q: Vậy nếu cậu chỉ có thể chọn cho mình một cách yêu thích thôi, cậu có muốn sử dụng nó mãi mãi không?
T: À… mà đồng thời, tôi cho rằng, dự án (project, tức là bộ phim, hay kịch,…) cũng rất quan trọng đó. Ngay cả khi tôi không thích phương pháp của họ đi nữa, nhưng nếu đó là dự án hay, thì tôi vẫn sẽ tham gia.
Q: Những yếu tố nào từ một dự án thường sẽ thu hút cậu?
T: Còn tùy vào cảm nhận của tôi; bất kể tôi nghĩ nó hay hay dở.
Q: Cậu không muốn thử những thứ mà cậu chưa từng làm trước đó à?
T: Những thứ tôi chưa bao giờ làm thường sẽ tự nhiên gây hứng thú cho tôi. Tôi muốn thử thách mình với những gì chưa từng làm hơn là những thứ đã trải qua rồi.
Q: Đánh giá một bộ phim thì cần phải đánh giá toàn diện, nhưng rõ ràng là nó được đóng góp hầu như bởi các diễn viên, phải không?
T: Đó là công việc của chúng tôi mà (lol). Tôi sẽ cảm thấy hứng khởi hơn nếu đó là một dự án thú vị. Một cảnh quay hấp dẫn hoặc giả như tôi tìm thấy thứ gì đó hay ho, thì điều đó sẽ tự động thúc đẩy tôi.
Q: Có khi nào cậu bắt đầu một dự án với cảm giác hào hứng như vậy, nhưng rồi mọi thứ lại quá khác so với cậu mong đợi không?
T: Tất nhiên là có chứ. Không thể nói trước được dự án sẽ thay đổi như thế nào. Nhưng tôi luôn cẩn trọng để tránh điều đó.
Q: Có nghĩa là cậu sẽ không chớp lấy ngay cơ hội trừ phi đó là dự án mà cậu cảm thấy tin tưởng?
T: Đúng thế. Thật khó để bắt đầu tham gia với một thứ niềm tin thiếu cơ sở.
Q: Nhưng ngay cả khi cậu nắm lấy một cơ hội với niềm tin vững chắc, cậu cũng đâu thể lúc nào cũng giữ động lực của mình ở mức cao được. Đơn giản là sẽ có lúc cậu bị thiếu ngủ, hoặc kiệt sức… Chẳng hạn như trường hợp của tôi (lol).
T: (lol) Điều đó xảy ra đối với bất kỳ người nào mà.
Q: Nhưng vì cậu là một diễn viên, nếu cậu không thể giữ được động lực ở một mức nào đó, mọi thứ có thể sẽ khó kiểm soát (quá tải, ngừng làm việc), cậu biết đấy.
T: Quả vậy. Động lực là thứ quan trọng nhất, đúng không? Tôi nhớ tôi có kể với chị khi nói về Kenshin, duy trì động lực là điều quan trọng nhất… hoặc phải coi đó là điều khó nhất hơn là quan trọng nhất.
Q: Khi chúng ta đọc từ đó được phiên âm, chúng ta thường đọc không dừng và chỉ nghĩ: “Ồ, tôi biết rồi”. [Cái này khó hiểu, hình như là đang nói đến phiên âm dễ gây hiểu lầm của từ “khó nhất”)
T: Vậy vui lòng ghi là: “Điều đó thật sự khó” (lol). “Thật sự - Really” nha.
Q: Tôi được biết, cậu đang phải làm việc rất cật lực để giữ động lực, khi tôi nhìn thấy cậu, cậu giống như là có trái tim sắt đá vậy.
T: Fufufufu.
Q: Cậu không thể hiện với mọi người kiểu như: “Tôi đang làm việc một cách cuồng điên!” à.
T: Vâng.
Q: Vì cậu hiểu rằng sâu bên trong cậu vẫn có vài thứ thứ mềm yếu như tàu phớ, chứ không hoàn toàn mạnh mẽ giống sắt đá… hả? (Đại ý, nhìn vẻ ngoài, ai cũng nghĩ Takeru thật cứng rắn, quyết đoán; còn bản thân Takeru biết mình cũng có những lúc yếu mềm)
T: Vâng, tất nhiên, thường là vậy (lol).
Q: Cậu đối mặt với điều đó như thế nào?
T: Khi tôi xuống tinh thần á hả? Đi ăn với bạn bè (lol).
Q: Cậu có càu nhàu (spit venom = phun ra những lời độc địa) trong lúc ăn không?
T: Có chứ, có chứ (lol). Chắc chắn là có. Trò chuyện là một kỹ năng cần thiết để duy trì động lực đó. Sẽ chẳng thể làm được việc gì nếu thiếu điều đó.
Q: “+act.” là một tạp chí thường cứ hay bàn về khuôn mặt của Satoh Takeru, thế nên một lần nữa tôi muốn nói là cậu trông có vẻ khác đi đấy.
T: Thật sao?
Q: Cậu có vẻ ngoài đầy quyết tâm, không sợ hãi vào lúc này. Nghe cậu nói chuyện nãy giờ, tôi nhận ra rằng nội tâm/trái tim của cậu đã ảnh hưởng đến nó.
T: Đương nhiên là trái tim sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài. Nhưng tôi không thể ngờ là gương mặt của tôi cũng đã thay đổi chính tôi đó (lol).
Q: Cậu không thường nghe nói về vẻ ngoài thay đổi của cậu à?
T: Tôi thường được nghe bảo thế cứ mỗi sau 6 tháng. Những người tôi gặp sau một thời gian dài thường nói: “Ồ, cậu trông rất quyết đoán”, hoặc “Cậu có vẻ trưởng thành hơn nhiều”, “Cậu trở nên thật nam tính”… Mọi người thường nói thế từ lúc tôi là cậu con trai 19 tuổi (lol). Mỗi khi họ nói như vậy, tôi thường cảm thấy: “Lại nữa rồi!” (Hay là: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi).
Q: Cậu không cảm thấy tò mò muốn biết mình trông thay đổi như thế nào sao?
T: Tôi không tò mò mấy. Gương mặt của tôi thay đổi chỉ cần trong một ngày thôi. Sự mệt mỏi và thiếu ngủ dễ dàng bộc lộ trên gương mặt tôi. Tôi nhận thức về điều đó. Tôi sẽ kể chị nghe về trải nghiệm đáng ngạc nhiên nhất… là từ hồi 18 hay 19 tuổi cho đến 21 hay 22 tuổi gì đấy, tôi lúc nào cũng cực kỳ bận rộn, lúc nào cũng có việc để làm cả. Và khi có kỳ nghỉ dài đầu tiên, tôi đã dành một tuần để nghỉ ngơi. Sau đó, tôi thấy gương mặt của mình thay đổi chỉ vì đã ngủ quá nhiều (lol) – “Đây mới là gương mặt nguyên bản của mình” – Tôi nghĩ như vậy đó.
Q: Nó trông được hơn à? (Tươi tỉnh, khỏe mạnh, đẹp trai hơn)
T: Vâng, nhìn được hơn. Nhìn tôi có vẻ sắc nét hơn. Tôi đã nghĩ: “À, vậy là mình đã bị kiệt sức như mình nghĩ”. Ngay cả bây giờ, trong suốt thời gian quay drama này, khuôn mặt của tôi trông khác đi hẳn bởi vì tôi thức suốt đêm. Tôi nhận thức về chính mình chứ. Sự mệt mỏi dễ dàng biểu hiện trên gương mặt tôi. Cho nên nếu tôi gặp lại ai đó sau 3 ngày, họ sẽ bảo: “Cậu trông khác đi đấy!”, hoặc “Cậu lại trông khác đi nữa rồi”. Việc này có lẽ phụ thuộc vào thời gian. Ngoài ra, tôi cho rằng vai diễn của tôi cũng đã ảnh hưởng lớn lên gương mặt của tôi. Ý tôi là vai mà tôi đang đóng lúc này.
Q: Nếu vai của cậu làm cho gương mặt cậu thay đổi, thì cách cậu nghĩ cũng bị ảnh hưởng bởi vai diễn chứ? Chẳng hạn có khi nào cậu bắt đầu nghĩ về những thứ mà cậu ít khi nghĩ đến trước kia không?
T: Không hề nha. Về cơ bản, tôi không quá bị ảnh hưởng bởi vai diễn của mình. Tôi cố để chỉ bị ảnh hưởng ít nhất có thể. Tôi không chắc nếu như mình đã thay đổi một cách vô thức. Nhưng tôi luôn cố để tránh điều đó. Và đôi khi tôi học được vài thứ gì đó từ vai diễn. Bằng việc vào vai, đóng một nhân vật, tôi học được nhiều điều thông qua nắm bắt ý nghĩ của nhân vật đó hay đại loại vậy.
Q: Vai diễn lần này cũng vậy chứ? (Ý là đóng vai đầu bếp có ảnh hưởng đến suy nghĩ của Takeru không? Cậu ấy có nghĩ về những thứ ít khi nghĩ đến?)
T: Cách tốt nhất là tôi tưởng tượng đến gương mặt của những người đầu bếp khi tôi đang ăn; họ đang nấu món ăn đó như thế nào. Như thế, cách tôi đánh giá (tán dương) họ cũng sẽ thay đổi.
Q: Khi tổng biên tập của chúng tôi thực hiện cuốn photobook “Shinkokyu” cho Takeru-kun, Tôi có nghe Takeru-kun ở độ tuổi 19 nói rằng: “Diễn xuất là sự tưởng tượng”. Cậu vẫn còn nghĩ như vậy chứ?
T: Việc diễn xuất chắc chắn là dựa vào trí tưởng tượng. Hay đó là lựa chọn giữa tưởng tượng hoặc bắt chước; bắt chước cái gì đó có sẵn hoặc diễn lại bằng việc sử dụng trí tưởng tượng theo cách riêng.
Q: Tôi hiểu. Vậy trước tiên, cậu sẽ phải chọn giữa “tưởng tượng” hay là “bắt chước” (mô phỏng), đúng không?
T: Đúng vậy. Nhưng thay vì thế, sự lựa chọn đó nên được gộp lại giữa 3 thứ: Trí tưởng tượng, sự bắt chước và kinh nghiệm của chính chị trong cuộc sống.
Q: Có khi nào cậu diễn mà chỉ dựa vào trí tưởng tượng không thôi không?
T: Không khi nào. Thật là không bình thường nếu tôi nghĩ: “Diễn viên đó đang theo diễn cách này, thế thì tôi sẽ bắt chước họ”. Những người khác cũng vậy. Tôi không chỉ bắt chước cách diễn của diễn viên nào đó, mà khi đóng vai đầu bếp thì tôi sẽ bắt chước một đầu bếp thật sự. Nếu không có hình mẫu nào để bắt chước, tôi sẽ đóng dựa theo trí tưởng tượng của mình.
Q: Trong cuộc nói chuyện ở tuổi 19, tôi nhớ cậu có nói: “Tôi cảm thấy hạnh phúc nhất khi tôi đang tập trung vào thứ gì đó”. Cậu vẫn nghĩ như thế chứ?
T: Đúng thế. Tôi không thay đổi suy nghĩ của mình. Tôi không rõ định nghĩa về “hạnh phúc” của chị là gì, nhưng với tôi, khi tập trung tối đa vào thứ gì đó, hóc môn adrenaline sẽ đổ dồn về, và điều đó làm tôi cảm thấy hạnh phúc vì tôi đang có trạng thái tinh thần tốt.
Q: Cậu có thường gặp những khoảnh khắc mà adrenaline bị tắt nghẽn không?
T: Giống như là động lực vậy, sau một khoảng thời gian dài, bạn quen dần với nó và điều đó ngăn cản adrenaline dồn lên. Thật khó. Ý là việc duy trì được động lực thật khó. Nhưng may mắn thay, dù thời gian này tôi có mệt mỏi đi mấy, thì lại có động lực khác đến sau một vài tháng, chẳng hạn như có dự án kế tiếp đang chờ đợi. Trong trường hợp đó, tôi lại có thể giữ động lực.
Q: Sẽ thật khó cho cậu khi phải làm trong dự án nào đó mà kéo dài đến tận 3 năm nhỉ.
T: Tôi sẽ không tham gia đâu (lol). Điều đó là không thể đối với tôi.
Q: Giới hạn của cậu là nửa năm, đúng không?
T: Có lẽ vậy (lol). Tôi chưa bao giờ tham gia vào dự án nào mà kéo dài tới 3 năm cả, cho nên tôi chỉ có thể tưởng tượng về điều đó.
Q: Hóa thân vào một vai diễn mới là cả một sự khác biệt phải không?
T: (Nói một cách mạnh mẽ) Nó hoàn toàn là một sự khác biệt!
Q: Có lẽ tại vì cậu tập trung quá cao độ để đóng một vai cho nên cậu không thể cứ như thế quá lâu.
T: Tôi nghĩ điều đó đúng đấy. Vì mỗi dự án đều cần sự tập trung cao, nên rất khó để có thể giữ được sự tập trung đó trong thời gian dài. (Đại ý, khi bạn chú tâm làm thứ gì đó, thời gian đầu có thể tập trung toàn sức, toàn năng lượng. Nhưng nếu kéo dài quá lâu thì thể nào bạn cũng cảm thấy mệt mỏi)
Q: Đóng nhân vật A có lẽ khác với đóng nhân vật B, nhưng tôi nghĩ chẳng có khác biệt nào trong cách cậu diễn một ai đó khác. (Ý là chỉ có một Takeru thôi, vào vai A hay B thì cũng chỉ có ngần ấy biểu cảm quen thuộc)
T: Hoàn toàn khác nhau chứ. Như tôi nói lúc nãy, chúng ta chỉ có một từ để mô tả về diễn viên – "Actor"; chúng ta chỉ có một từ gọi là diễn xuất – “Acting”. Nhìn chung, có vẻ như chúng tôi đang làm cùng một loại công việc, nhưng lại hoàn toàn khác biệt đấy. Chúng ta thường dùng một từ “acting”, nhưng, lấy ví dụ ha, diễn vai Kenshin là một việc và diễn vai Tokuzo là việc hoàn toàn khác. Thật chẳng thể nào khi chỉ đóng một vai hoài trừ phi chị chịu ảnh hưởng sâu sắc từ việc diễn vai đó. Thế nên, tùy vào vai diễn mà cách diễn sẽ hoàn toàn khác nhau… Thêm một ví dụ khác, chỉ có một từ gọi là “sống” - "Live", nhưng mọi người đang “sống” những cuộc đời khác nhau đó thôi. Cách hiểu tương tự là như vậy.
Q: Cậu đang làm nhiều “việc” khác nhau như vậy suốt bao lâu nay đó hả?
T: Bởi thế, rất khó để bắt đầu quay phim ngay khi vừa mới hoàn thành một bộ phim khác trước đó.
Q: Cậu sẽ làm gì trong trường hợp này?
T: Tôi sẽ làm việc cật lực (lol).
Q: Nhưng sẽ có lúc cậu buộc phải đóng cùng lúc hai vai khác nhau mà, đúng không?
T: À, tôi hiếm khi nào vào dạng vai như thế. Tôi luôn cố đảm bảo để không phải gặp trường hợp như vậy nhiều nhất có thể, vì tôi không làm được đâu. Tôi có nghe nói, các diễn viên nước ngoài thường đến trường để tham dự một số khóa học nhằm làm mới bản thân sau khi hoàn thành một bộ phim, và sau đó họ mới bắt đầu bộ phim kế tiếp.
Q: Giả sử, sau khi dành nửa năm tái hiện lại cuộc đời Tokuzo, nếu như mới xong phim được một ngày, cậu lại được bảo rằng: “Ok, tiếp theo, cậu sẽ vào vai một thợ làm bánh”, thì sẽ rất khó nhỉ.
T: Nếu như thế, drama đó sẽ có khuynh hướng giống: “Nếu Tokuzo là một thợ làm bánh” (lol). (Tức là chưa thoát hẳn khỏi vai diễn cũ đã bị kêu đóng vai mới ngay, thì vai mới đó sẽ ảnh hưởng nặng từ nhân vật phim trước)
Q: Dĩ nhiên, là cả một vấn đề. (lol)
T: Chính xác.
Q: Thật sự thì… cách giải thích của cậu luôn quá dễ hiểu. Đáp lại những câu hỏi mà tôi liên tục đưa ra cho cậu, kiểu như: “Nó có phải như thế không?”, “Đúng như vậy không?”, cậu luôn trả lời tôi một cách rõ ràng, làm cho tôi phải nói: “À, hiểu rồi”. Tôi cảm thấy giống như làn sương mù đang trở nên tan biến vậy.
T: Không đâu, tôi chỉ đang cố gắng thôi. Tôi không thường thể hiện suy nghĩ bằng lời.
Q: Làm thế nào cậu nghĩ mà không dùng từ ngữ? (Kiểu như không có tiếng nói trong đầu)
T: Là với những cảm nhận. Tôi cảm nhận nhiều hơn là suy nghĩ, nhưng tôi sẽ nỗ lực nếu buộc phải diễn đạt thành lời… kiểu vậy đó.
Q: Đúng là có một số thứ mà cậu có thể diễn đạt cảm xúc thành lời như vậy. (Không hiểu lắm)
T: Vậy nên tôi luôn cố gắng hết sức trong những lần phỏng vấn.
Q: Chúng tôi không thể giúp được gì nhưng thành thật cảm ơn cậu. Tôi nhớ đã đọc bài báo mà Taka (One Ok Rock) – Bạn thân nhất của cậu – Nói là: “Takeru luôn có câu trả lời”. Giờ thì tôi hiểu là anh ta nói đúng: Cậu luôn luôn có một câu trả lời rõ ràng.
T: Có lẽ là vì tôi thích việc diễn đạt thành lời (verbalization). Tôi không cảm thấy phiền hà bởi việc đó. Tôi thích sử dụng ngôn từ (words). Có lẽ Taka cũng là anh chàng thích “words” và chúng tôi có cùng tư tưởng. Khi tôi nói: “Cậu không nghĩ nó là như vậy sao?”, anh ấy đáp lại: “Đúng là nó là như vậy!” hoặc vài thứ tương tự… Thỉnh thoảng tôi cũng chia sẻ những cảm nhận với Taka (verbalizes some feelings).
Q: Nếu cậu có thể diễn đạt suy nghĩ của cậu thành lời, điều đó có nghĩa là toàn bộ suy nghĩ trong tâm trí của cậu không hề hỗn độn, đúng không?
T: Không, nó lộn xộn lắm chứ. Nhưng tôi chỉ đang cố (I am trying hard) sắp xếp chúng theo thứ tự mỗi khi tôi nói, giống như bây giờ.
Q: Giống như là bóc tách một sợi chuỗi đó hả?
T: Ừm, công việc kiểu như vậy… không làm tôi thấy phiền.
Q: Có khi nào cậu gỡ rối xong một đống sợi, mà chẳng để làm gì cả không?
T: À, nhưng nếu đống sợi rối đã được tháo gỡ, thì là xong việc rồi còn gì, đúng không?
Q: Tôi có một câu chuyện hay ho như thế này. Một nghiên cứu cho thấy rằng, khi họ cấy ghép tế bào ruột vào một ai đó, thì những tính cách của người cho – Chẳng hạn như: Thái độ tích cực hoặc tiêu cực – cũng sẽ chuyển qua người nhận. Tôi nghe bảo nghiên cứu đó vẫn đang trong giai đoạn thí nghiệm trên chuột, nhưng nếu vậy thật thì tôi tự hỏi: Cái gọi là tính cách – “character” hay “personality” – rốt cuộc là gì. Khi một diễn viên vào vai ai đó, tính cách là một yếu tố quan trọng. Giả sử như rất khó để tìm thấy tính cách thật của nhân vật mà cậu đóng, tôi tò mò muốn biết cậu sẽ làm gì.
T: Có nhiều cách khác nhau. Cách thứ nhất là chị phải diễn xuất từ cảm nhận nơi trái tim của mình, nghĩ về tính cách của nhân vật, và rồi nó tự xuất hiện. Một cách khác nữa, chị có thể làm điều này theo thứ tự, giống như tôi đã nói trước đó, chị đưa ra nhiều lựa chọn rồi giảm dần, và những ai xem nó sẽ quyết định giúp: đâu là tính cách của Tokuzo-san - như trong trường hợp của tôi. Tôi có xu hướng làm theo cách này, đó là: Những người xem sẽ tạo ra tính cách nhân vật, rồi tổng hợp và chọn ra cách anh ấy sẽ xuất hiện trong cảnh quay. (Sorry, không hiểu lắm – Người xem ở đây có thể là đạo diễn, nhà sản xuất và những người tư vấn khác)
Q: Tính cách nhân vật mà cậu đóng thực không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Một ngày nọ, tôi bị sốc khi một diễn viên nào đó nói với tôi rằng: “Gần đây, tôi muốn đóng vai một cái cây”. Takeru-kun đóng vai một cái cây… Điều đó không có khả năng xảy ra, nhưng nếu như cậu thử làm, thì cậu sẽ bắt đầu bằng việc có trái tim của một cái cây… à?
T: (lol) Tôi nghĩ vậy. Nhưng lúc mới đầu, tôi sẽ nghĩ tại sao tôi nên đóng vai một cái cây. Tôi sẽ nghĩ về việc: Tại sao họ không sử dụng một cái cây thật mà lại bảo tôi đóng thế. Có lẽ diễn viên đó nói vậy để minh họa cho suy nghĩ của anh ta, và tôi hiểu những gì anh ấy nói chỉ là một ý nghĩ cực đoan (kiểu quá mệt và chỉ muốn đóng một cái cây để đứng nguyên chỗ). Nhưng cái cây thì lúc nào cũng sẵn có, vậy, tại sao tôi phải đóng nó? Tôi tò mò muốn biết.
Q: Cách tiếp cận của cậu thường bắt đầu như vậy đó hả?
T: Vâng. Không có lý gì để vào vai một cái cây cả nếu như tôi không hiểu lý do thực sự. Nếu tôi đóng mà không hiểu vì sao, thì làm thế nào tôi có thể đánh bại được cái cây thật? (lol)
Q: Ngay cả khi cậu tìm ra cách để làm cho mình trông giống một cái cây thật, thì hẳn là cậu vẫn có khả năng đóng không đạt vài thứ nào đó.
T: Nếu như vậy, vậy tại sao họ không sử dụng một cái cây thật ngay từ đầu chứ? Nếu họ có lý do chính đáng và tôi vui vẻ chấp nhận nó, thì tôi sẽ bắt đầu diễn. Thật không thể đóng vai một cái cây, nhưng tôi muốn làm những thứ giống như vậy. Tôi muốn đóng một thứ gì đó không phải là con người… hoặc những thứ mà không tồn tại trên thế giới này. Nhưng cái cây hay một cái ghế thì có sẵn rồi, thế nên tôi đâu nhất thiết phải đóng chúng.
Q: Vậy, một cái cây biết nói thì ok chứ?
T: Đúng thế. Điều đó hoàn toàn ok.
Q: Thế còn sinh vật ngoài hành tinh thì sao?
T: Cũng tốt thôi.
Q: Cậu sẽ bắt đầu bằng việc nghĩ: Loại sinh vật ngoài hành tinh đó là gì, đúng không?
T: À, tôi sẽ phân tích về cái gọi là “người ngoài hành tinh” trước tiên. Có lẽ họ (alien) sẽ không tự cho mình là một sinh vật ngoài hành tinh.
Q: Vì luôn theo đuổi những mục tiêu mới, một ngày nào đó chắc chắn cậu rồi cậu sẽ nói: “Tôi muốn đóng vai một cái cây” thôi.
T: Có thể như vậy (lol).
Q: Diễn viên là một công việc lạ lùng (lol). Cậu có nói dù được gọi chung là “actor” nhưng cậu đang phải làm nhiều thứ hoàn toàn khác nhau ở mỗi địa điểm quay, hẳn là khó lắm. Cậu luôn khát khao làm những thứ mà cậu chưa từng làm bao giờ. Hầu hết các công việc đều có một hình mẫu ở mức độ nào đó, và học theo mô hình đó sẽ giúp cậu nâng cấp kỹ năng của mình, đúng không?
T: Không phải lúc nào cũng vậy. Người ta thường chọn cho mình một mô hình công việc riêng để theo đuổi. Nhưng vì tôi chưa từng làm việc gì khác ngoài vai trò diễn viên, nên tôi muốn thử làm công việc văn phòng. Tôi luôn tự hỏi: Đấy là kiểu công việc gì vậy?
Q: Diễn viên là công việc đòi hỏi cậu phải diễn nhiều thứ sao cho gần với thực tế, trong khi cậu lại thắc mắc đó là thứ gì, như vậy à?
T: Ừm, nhưng những gì chúng tôi diễn vẫn khác xa với công việc thực tế. Chúng tôi chỉ có thể làm cho nó trông thực tế hết mức có thể thôi.
Q: Cậu thật sự muốn thử làm công việc văn phòng sao?
T: Tôi khá hứng thú với nó. Chỉ vì tôi không biết đấy là kiểu công việc gì.
Q: Nó chỉ đơn giản là sở thích của Satoh Takeru hơn là vì mục đích có thêm kinh nghiệm cho việc diễn xuất phải không?
T: Đúng vậy. Dù rằng sau đó tôi cũng sẽ học được vài thứ nhằm bổ sung cho kinh nghiệm diễn xuất. Đây chỉ đơn giản là sở thích như người bình thường. Tuy nhiên, tôi sẽ không thể làm thứ gì đó dài lâu được.
Q: Tại sao cậu lại nghĩ rằng mình không thể?
T: Tôi sẽ cảm thấy chán. Tôi thấy chán và muốn gào thét (lol). Giả sử chị có hai ngày nghỉ mỗi tuần, chị phải đi làm mỗi ngày liên tục ngoại trừ thứ Bảy và Chủ nhật, đúng không? Chị cứ làm như thế suốt hai hay ba năm? Điều đó là không thể đối với tôi. Là một diễn viên, nếu chị đã tập trung toàn lực làm việc trong một khoảng thời gian, thì sau đó chị có thể nghỉ ngơi một chút. À,… bất kể đó là ngày thường hay cuối tuần.
Q: Vậy, đặt tình huống ngược lại, cậu sẽ vẫn ổn chứ nếu như cậu không được nghỉ ngơi trong quá trình quay phim?
T: Vâng. Thực sự khó đấy, nhưng nó hợp với sở thích của tôi (it suits to my tastes). Tôi thật sự nể những ai đang làm việc toàn thời gian cho một công ty nào đó.
Q: Khi cậu đã phải làm việc từ sáng sớm cho đến tận khuya mà không có ngày nghỉ trong nhiều tháng, thì sẽ tốt hơn cho cậu nếu biết rằng mọi thứ sắp xong phải không?
T: Tôi vốn là một người chạy nước rút (chạy với tốc độ cao từ lúc mới bắt đầu). Tôi không thể tham gia vào một chặng đường đua quá dài.
Q: Nhưng cậu đang chạy trên một quãng đường đua khá dài đó thôi (lol). (Ý nói dự án phim đầu bếp đã kéo dài 6 tháng)
T: Chị nói đúng. Vào lúc bắt đầu, tôi đã chạy với tốc độ nước rút, nhưng rồi tôi chợt nhận ra đó là một chặng đường đua dài. Kiểu như, khi bắt đầu chạy, tôi chỉ nghĩ đó là chặng đua 100 mét, nhưng rồi tôi phát hiện đích đến cách xa cả 800 mét lận (lol).
Q: Cậu sẽ thấy mình yếu đi (weak – Nghĩa là không bộc lộ hết năng lực, sức mạnh) nếu như cứ tiếp tục làm thứ gì đó mà không biết đâu là đích, đúng không?
T: Đúng vậy. Sẽ rất khó nếu như thiếu một mục tiêu/đích đến. Thật ra, tôi cũng không chắc lắm, vì những gì tôi nói với chị chỉ là những thứ tôi đang tưởng tượng trong đầu. Nếu tôi thử làm điều đó trong thực tế, có khi nó lại không quá đơn giản như tôi nói lúc này đâu.
Q: Cậu có thể tìm thấy vài yếu tố thúc đẩy hoặc động lực từ nó, đúng không?
T: Đúng thế. Điều đó khác nhau tùy mỗi người.
Q: Chính xác. Ở trường hợp của Tokuzo-san, công việc của anh ta bây giờ cũng là “suits to his tastes – Hợp với sở thích của anh ta” đúng không? Trong tập 1, Toshiko-san, Shutaro-san và tất cả các nhân vật khác đều diễn xuất rất hay. Tôi cho rằng họ được truyền cảm hứng bởi Tokuzo-san mà cậu đóng đó.
T: Tất cả các diễn viên điều vậy mà. (Tức là làm công việc hợp với sở thích của họ)
Q: Khi nghe cậu nói về cách quay phim “kỳ dị” đó, tôi nghĩ các diễn viên nhiều kinh nghiệm phải phối hợp rất khéo léo với nhau.
T: Chúng tôi thực hiện bộ phim này rất cẩn trọng.
Q: À, tôi có nhớ những gì cậu từng nói khi đang đóng phim Kenshin, kiểu người lý tưởng của cậu vẫn là nhân vật xuất hiện trong anime hoặc manga à?
T: Vâng. Anime thể hiện lý tưởng, hoặc mô tả những điều lý tưởng, thế nên con người hiện thực không thể nào chiến thắng anime được, không bao giờ.
Q: Cậu không nghĩ rằng một người bình thường với cả những lỗi lầm thì vẫn tốt hơn sao?
T: Ừm, nhưng nếu chị không nghĩ về những lý tưởng, thì anime hay manga sẽ đánh mất giá trị của nó (raison d’être). Drama hay phim điện ảnh cũng mô tả những điều lý tưởng, nhưng không tuyệt bằng anime do giới hạn diễn xuất của con người; truyện giả tưởng, bao gồm tiểu thuyết hay nhiều sản phẩm khác cũng đều thể hiện lý tưởng hay ước vọng sống của chúng ta, nếu cho rằng chúng không thể hiện những khát vọng, vậy thì thật vô nghĩa khi xuất bản chúng, đúng không?
Q: Nói về mọi thứ, cậu đều không hề tỏ vẻ bối rối chút nào cả. Có khi nào cậu cảm thấy suy nghĩ bị lung lay không?
T: Tôi không nhớ. Nếu chị cho tôi vài ví dụ, có khi tôi sẽ nhớ ra. Tôi không giỏi nhớ về những chuyện trong quá khứ. Tại sao mọi người lại thường do dự (lung lay) quá nhiều nhỉ? Những người xung quanh tôi trông có vẻ không dễ bị lung lay cho lắm.
Q: Thường sẽ có những lúc tôi nghĩ nó là như vậy, nhưng rồi tôi lại nhận ra mình nghĩ sai, kiểu vậy.
T: Cũng có đôi lần tôi tìm thấy vài thứ mới mẻ, nhưng rồi lại thấy mình sai. Tôi cũng không nhớ rõ những lúc như vậy lắm.
Q: À mà, hôm nay Takeru-kun hay dùng những từ như: “I am trying hard” hoặc “I am doing my best”. Khi nghe cậu nói thế, tôi cảm thấy những từ đó có sức mạnh đặc biệt. Người ta thường nói một cách nhẹ nhàng là “I will do my best” thôi mà, phải không? (lol)
T: Một số người dùng những từ đấy theo kiểu nói xã giao, như là một cụm từ cố định. Nhưng với tôi, cách dùng từ có thể giúp thay đổi mọi thứ tốt hơn. Tôi thường nói “I will do my best” khi nào tôi không còn từ khác để nói.
Q: Có vẻ, “I’ll do my best” của Takeru-kun là một “I’ll do my best” thật sự. Tôi cần một cái gì đó giúp phân biệt “I’ll do my best” của cậu với “I’ll do my best” của người khác (Ý nói, Takeru nói là làm, khi Takeru nói “I’ll do my best”, nghĩa là nói một cách nghiêm túc và mạnh mẽ)
T. Fufufu. Vậy hãy thêm từ “super” vào. (lol).
Q: Khi tôi đọc kịch bản của Tenno no Ryoriban, tôi nhận thấy cậu xuất hiện ở hầu hết các cảnh quay và cậu phải nấu ăn mà không sử dụng người đóng thế. Tôi có nghe họ nói, công việc cậu đang làm lúc này cũng khó tương đương với những gì cậu đã trải qua trong phim “Kenshin” suốt nửa năm. Bằng việc đảm nhận vai diễn khó nhất trong Kenshin, tôi nghĩ việc đó đã tạo sự khác biệt trong cách mà cậu chấp nhận hay đối đầu với những khó khăn tiếp theo nhỉ?
T: Không, không phải lúc nào cũng vậy. Lần đầu tiên trong đời, tôi tra từ khóa “phát cáu – irritation”, “không thể ngừng – can’t stop” trên mạng. Tôi phải nhờ vào Internet để giải quyết vấn đề của mình (lol).Q: Vậy cậu đã có câu trả lời chưa?
T: Để tôi xem, nên thở thật sâu và kéo giãn cơ thể… một vài trang web đã bảo vậy. À, và nên tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nữa. Sau khi tập một phát sóng, cuối cùng thì tôi cũng được nghỉ ngơi chút đỉnh. Tôi cho rằng việc phát hành một bộ phim truyền hình là dạng công việc cực kỳ khó.
Q: Tôi nghĩ, bộ phim này đáng với công sức cậu bỏ ra đấy. Tokuzo-san quả thực vô cùng hấp dẫn.
T: Rất vui khi nghe thế. Công việc của chúng tôi không chỉ là công việc tay chân mà còn là công việc tiêu hao nhiều năng lượng tinh thần, vì thế… chúng tôi không thể tránh khỏi việc tinh thần có lúc kiệt quệ. Điều đó không có nghĩa là chỉ toàn có những khó khăn, mà có nhiều thứ làm cho cuộc sống của chúng tôi phong phú hơn.
Q: Rất nhiều lần, tôi cảm nhận ý chí của cậu vượt quá năng lực thực tế của cậu tại thời điểm đó, nhưng sau khi xem “Tenno no Ryoriban” và trò chuyện cùng cậu hôm nay, tôi tin chắc rằng: Sau “Kenshin”, năng lực của cậu đã mạnh hơn rất nhiều. Năm nay, “Bakuman” và năm sau: “Sekai kara Neko ga Kietanara” sẽ được công chiếu. Tôi mong được nhìn thấy Satoh Takeru vượt qua giới hạn của mình một lần nữa. Lúc đó, hãy để tôi tiếp tục phỏng vấn cậu nhé.
T: Bằng mọi giá. I’ll do my “super” best. (lol)
Sau buổi quay phim từ lúc sáng sớm, Satoh Takeru đã có mặt tại điểm phỏng vấn cùng với chúng tôi. Anh ấy hẳn là rất mệt bởi phải quay phim suốt ngày, nhưng ngoài việc tạo dáng để chụp ảnh như được yêu cầu trong suốt buổi phỏng vấn, thì anh vẫn đáp lại từng câu nói đùa của chúng tôi. Buổi phỏng vấn này kéo dài gần 2 giờ đồng hồ, tuy thế, anh luôn cố gắng diễn đạt những cảm nhận sâu bên trong anh bằng cách sử dụng những từ đơn giản nhất có thể cho đến phút cuối cùng.
Vào mọi thời điểm, anh không bao giờ xem nhẹ việc truyền đạt (giao tiếp, tương tác). Anh không từ bỏ việc cố gắng hiểu người khác. Sự thật là, những nhân vật mà Takeru đóng đều luôn hấp dẫn bởi là nhờ vào những phẩm chất sẵn có của anh ấy. Buổi phỏng vấn diễn ra ở Kyoto trong một mùa cây xanh thay lá mới.
Đó là ngày mà sau khi tập 1 của phim: “Đầu bếp hoàng gia” – Bộ phim mà Takeru đóng vai chính - được phát sóng, và tôi đã đến Kyoto để gặp gỡ và nhìn anh làm việc. Trên màn hình TV là một Tokuzo 16 tuổi, người mà lúc này đang là đầu bếp tại Imperial Household Ministry. Hờn dỗi, phàn nàn, liếc mắt đưa tình trước một người đẹp – Mọi người trêu đùa anh, gọi anh là “Nokuzo” bởi vì anh là “Tokuzo nokutee (có nghĩa “ngốc nghếch” theo phương ngữ Fukui)”. Tokuzo luôn nhanh chóng lao vào làm những thứ mà anh ấy thú vị, mọi người xung quanh khá sửng sốt nhưng chẳng ai ghét Tokuzo cả. Satoh Takeru đóng một dạng vai sống động và hấp dẫn như thế đó. Vậy nên, khi đối diện với anh chàng Satoh Takeru 26 tuổi, tôi đã khá bối rối bởi khoảng cách khác biệt.
Đã một năm trôi qua từ ngày chúng tôi có cuộc phỏng vấn khá dài với Satoh Takeru sau khi quay xong phim Rorouni Kenshin và phát hành trên số báo tháng 5 năm 2014. Chúng tôi muốn hiểu suy nghĩ và cảm nhận của Satoh Takeru, người lúc này đang thử thách với dự án đặc biệt “Tenno no Ryoriban” của đài TBS trong khoảng 6 tháng, và trong tương lai, những tác phẩm khác của anh sẽ liên tiếp được ra mắt; một phim chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng “Bakuman” và một phim khác từ tiểu thuyết ăn khách “Sekai-kara Neko-ga Kieta nara”; và ở cả hai phim, anh đều đóng vai chính. Khi tôi gặp anh, tôi luôn tự nhắc mình rằng, sự điềm tĩnh và niềm đam mê có thể song hành cùng nhau. Trong khi cống hiến hết sức và đặt cả trái tim của mình vào vai diễn, thì anh vẫn luôn có những tư tưởng rõ ràng và sắc nét. Điều gì đang thu hút anh vào lúc này? Sau Rorouni Kenshin, sự nghiệp của anh ấy phát triển với tốc độ khủng khiếp. Liệu tôi có thể chạm vào những tư tưởng cốt lõi của Takeru bây giờ, vào năm 2015 không?
Q: Bắt đầu với “Tenno no Ryoriban” nhé, tôi hy vọng sẽ gần hơn với “Satoh Takeru hiện tại” với chủ đề rộng lớn “Kenshin Igo” (hậu Kenshin).
T: Kenshin Igo?
Q: Chúng ta đang có cuộc phỏng vấn dài lần đầu tiên kể từ sau bài phỏng vấn vào một năm trước. Ở thời điểm đó, chúng tôi đã hỏi cảm giác của cậu sau phim Rurouni Kenshin.
T: À, sau Kenshin, tôi hiểu rồi. Tôi tưởng đó là một thành ngữ gồm 4 ký tự gọi là “Kenshin Igo” (lol).
Q: Hôm qua là ngày đầu phát sóng phim “Tenno no Ryoriban” nhỉ. Đêm qua cậu có xem nó không?
T: Tôi biết nhưng tôi không thể xem vào giờ đó, bởi vì tôi phải chuyển đến điểm quay khác. Tôi đã coi nó ở phòng biên tập vào đêm trước đó rồi. Một vài cảnh đạt như tôi mong đợi, một số khác còn xa hơn cả mong đợi nữa; và vài cảnh khiến tôi tiếc nuối : “Ôi, phải chi…” (kiểu thấy chưa đạt).
Q: Lần quay phim này có hoàn toàn giống với các phim trước đó không?
T: Không, việc quay phim “Tenno no Ryoriban” có hơi khác biệt (atypical – Không điển hình). Do vậy, thật khó để mà so sánh với các phim khác.
Q: Là về địa điểm qay, hay phong cách? Cái mà gọi là atypical ấy?
T: À, là về cách thức sản xuất một drama hay một bộ phim. Nó cực kỳ khác biệt. Ngay cả bây giờ tôi cũng vẫn đang nghĩ (khác biệt ở điểm nào), đó là vì kỹ thuật quay… Nói như thế nào nhỉ… Giống như là phải diễn sao cho khớp với camera. Theo đạo diễn, camera đã cố định khung sẵn cả rồi, vì thế, diễn viên cần phải diễn theo chúng. Đại loại vậy.
Q: Bởi vì chủ đề của chúng ta hôm nay là “Hậu Kenshin”, nếu so sánh phim này với Kenshin, cả điểm tốt và chưa tốt, rõ ràng nó đối nghịch với phương pháp của team Otomo (đạo diễn phim Kenshin) đúng không?
T: Tôi không chắc chắn có đúng hay không khi nói là “Đối nghịch”, nhưng quả là khác nhau đấy.
Q: Với cách quay đó, cách diễn theo cảm xúc của cậu mà cậu thường nói liệu có hiệu quả?
T: Chúng tôi phải nghĩ cách để thoải mái với phương pháp đó, và thực sự rất khó. Nhưng vì tôi đã làm việc với nhóm này vài lần trong phim “Tonbi” và “Rookies” rồi, cho nên, thật may đây không phải là lần đầu tiên, và tôi cũng đã biết cách làm việc của họ trước khi bắt đầu quay. Dù sao, không có cách diễn nào là đúng và sai, điều quan trọng là làm thế nào tôi có thể diễn đạt với những mong đợi từ bộ phim và phải phù hợp với nó.
Q: Ồ, tôi khá ngạc nhiên khi nghe điều này. Ở tập đầu tiên, Tokuzo và tất cả các nhân vật khác thật quá sống động, vì thế, tôi không cảm thấy là cậu đang diễn theo khuôn khổ - hay gọi là bị kiềm hãm như thế - Từ này có thể gây hiểu lầm chút đỉnh.
T: Đó là lý do tại sao bộ phim này thú vị. Đôi khi chúng thay đổi thông qua việc biên tập. Lúc này, sẽ có những nhân viên giỏi hướng dẫn chúng tôi hiểu cảnh quay hoàn thiện cũng như kết quả sau khi kết nối mọi thứ lại với nhau sẽ như thế nào, vì vậy, mặc dù đôi khi diễn viên cảm thấy ngột ngạt và khó khăn khi phải diễn theo khung camera, nhưng sau khi nhiều cảnh được kết nối, kết quả xuất hiện thật sống động… yup… Kiểu vậy.
Q: A ha!
T: Trong trường hợp đặc biệt, ví dụ, ngay cả khi chị diễn sai, nếu đạo diễn nhìn thấy có khả năng biên tập (chỉnh sửa) được và nói rằng: “Ok, tốt rồi”. Thì sau đó, các nhân vật vẫn sẽ xuất hiện sống động hay bộ phim vẫn sẽ hấp dẫn và có nhịp điệu. Với kiểu như vậy, ở thời điểm này, ít nhất là đối với tôi, cách tiếp cận của họ khá khác biệt so với các nhóm quay phim khác. Nhưng về khía cạnh sản xuất một bộ phim truyền hình, họ chuyên nghiệp hơn nhiều, và sản phẩm hoàn thành thực sự rất thú vị. Ngoại trừ vai trò diễn viên, họ biết những gì mà tôi không biết về quá trình sản xuất phim truyền hình, và họ có những khả năng mà tôi không có, do đó sẽ tốt hơn nếu cứ tin tưởng họ, cũng như điều đó tạo nhiều thuận lợi cho tôi.
Q: Có nghĩa là họ đang quay theo cái cách mà thật khó để phó mặc hết cho họ trừ phi cậu tin tưởng họ đủ nhiều?
T: Đúng, đúng. Vì thế, ở lần diễn đầu tiên, tôi đã không thể làm theo cách đó. Nhưng vì đã làm việc với họ nhiều lần rồi, cho nên, tôi có thể nắm bắt được cách thức tiếp cận này. Nhưng vào lần đầu tiên làm quen với cách quay ấy, thì tôi có lẽ không thích ứng được.
Q: Cậu đã nói rằng cậu đang cố thử nhiều thứ khác nhau trong bộ phim này. Nghe những gì cậu vừa chia sẻ, tôi nghĩ rằng, để mà cho thấy được cách nhân vật phát triển cả ở vai trò đầu bếp lẫn phẩm chất cá nhân theo kiểu quay kỳ lạ đó quả là một thử thách nhỉ. Lúc trước, cậu có nói: “Tôi ngạc nhiên khi thấy Tokuzo ở tập đầu quá khác so với anh ấy bây giờ”. Hiện tại, cậu đang đóng vai Tokuzo ở độ tuổi tứ tuần phải không?
T: Tôi không định thay đổi anh ấy quá nhiều đâu, nhưng khi tôi xem tập một, Tokuzo hoàn toàn khác. Lúc đó, trông anh ấy thật lố bịch (ngớ ngẩn), đúng không? Còn bây giờ, anh không làm những thứ lố bịch như vậy nữa… Thật thú vị! (lol).
Q: Nghe nói rằng cậu đã dành nửa năm để tham gia drama nấu ăn này. Tôi cho rằng đó là một sự xa xỉ.
T: Tôi đồng ý.
Q: Nhưng tái hiện lại cả cuộc đời của một con người thì, cậu không thấy khó khi phải đuổi kịp nhân vật chỉ trong nửa năm à?
T: Đúng vậy. Nhưng thay vì mất nửa năm, Tokuzo vừa mới 20 tuổi vào buổi sáng, buổi chiều, anh ấy đã ở tuổi 40. Đó là cách chúng tôi thực hiện phim. Điều đó khá… khó, hay nói sao ta, là cả một trở ngại.
Q: Bởi vì tôi vừa mới xem Tokuzo tuổi 16 hôm qua, giờ đây phải nói là tôi ngạc nhiên bởi quá trái ngược so với Takeru-kun thực tế. Làm thế nào cậu có thể biến đổi giống như vậy? Mới đây, trong phần chụp ảnh, chúng tôi có bảo cậu thử thay đổi biểu cảm trên đôi mắt và cậu nói là: “Việc diễn thì không giống như thế (lol)”, đúng không?
T: Thành thật mà nói, chị phải thay đổi nội tâm (trái tim - heart) của mình thay vì đôi mắt. Theo cách đó thì mọi thứ sẽ biến chuyển một cách tự nhiên.
Q: Có nghĩa là, trước tiên, cậu cần phải có “trái tim” của một chàng trai 16 tuổi?
T: Đúng như vậy đó.
Q: Rõ ràng là, chàng trai Tokuzo 16 tuổi hoàn toàn khác so với Takeru-kun đời thường ở mọi thứ, chẳng hạn như cách đi đứng, hoặc cái cách cậu ta hất cằm và liếc mắt khi cậu ấy trở nên kích động. Ý Takeru-kun là diễn như thế bằng việc thay đổi cảm nhận nơi trái tim mình sao?
T: Về cơ bản là như vậy. Nó là cảm giác và tôi không chắc về cách nó chuyển biến. Thật khó để diễn đạt bằng lời nhưng “changing your heart” là cách mô tả đúng nhất, không sai đâu. Nó có ý nghĩa đấy.
Q: Đó là điều mà cậu luôn nói.
T: Đúng vậy.
Q: Nhưng trong khi cậu đóng cùng một Tokuzo, còn tuổi của anh ta cứ thay đổi. Cậu có bất cứ bí quyết hay quy tắc tự thiết lập kiểu như: “Tokuzo ở độ tuổi chưa trưởng thành phải như thế này này”, hoặc đại loại như thế không?
T: Không đâu. Tôi không làm thế.
Q: Vậy, “changing your heart” có nghĩa là chỉ đơn giản diễn trung thành theo kịch bản ư?
T: Khi chị đọc một kịch bản, chị sẽ bắt đầu hình dung ra mọi thứ, đúng không? Tôi cũng hình dung Tokuzo tuổi 16 theo cách của mình và nghĩ về điều đó, và… Tôi không nghĩ mình sẽ đi như thế, đứng như thế nhưng một cách mơ hồ, tôi mở rộng (thổi hồn vào) hình ảnh tưởng tượng của mình và diễn. Rồi chúng bộc lộ như chị thấy.
Q: Cậu có mẹo nào không? Chẳng hạn như vạch rõ ra: Tuổi 16 vào những ngày đó sẽ như thế nào…?
T: Tôi chưa từng nghĩ về điều đó. Vì tôi nghĩ Tokuzo-san là một người rất đặc biệt (trái lại, lúc này, tôi không còn nghĩ về điều đó – Hơi khó hiểu). Một vài người ở độ tuổi 16 sẽ không giống như thế, đúng không? Ý tôi là, đây không phải là vấn đề về độ tuổi, mà anh ấy là Tokuzo, chàng trai Tokuzo ở tuổi đó.
Q: Nhưng người đóng vai anh ấy lại là một anh chàng 26 tuổi tên là Satoh Takeru. Nếu cậu nói đó không phải là một kỹ năng mà là cảm nhận nơi trái tim, thì tôi không còn từ gì để nói cả.
T: Thật như vậy đấy. Đó là kỹ năng quan trọng nhất.
Q: Cậu đã diễn như kẻ ngốc nghếch (nokutee) nhỉ?
T: Vâng (lol). Vậy nên, “change your heart” là kỹ năng quan trọng nhất đối với một diễn viên.
Q: Điều đó sẽ là không thể nếu thiếu một vốn kỹ năng diễn xuất lớn, hoặc nếu cậu không thể hình dung và thấu hiểu nội tâm (heart) của nhiều kiểu người khác nhau.
T: Vâng, dĩ nhiên rồi.
Q: Liệu có khi nào cậu diễn khác xa với độ tuổi 20, bởi vì thật khó để đưa “trái tim” của cậu đến đó ngay vì nó còn phụ thuộc vào “trái tim” thực tế của cậu nữa? (hơi khó hiểu, kiểu chuyển đổi cảm nhận nội tâm liên tục)
T: Quả thực vậy đó. Những gì tôi có thể làm là cố hết sức mình. Sẽ dễ hơn nhiều nếu họ quay tất cả các cảnh ở cùng độ tuổi vào một lúc, chị biết đấy! Nhưng điều đó là không thể bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tôi không có lựa chọn nào ngoài việc cố hết sức.
Q: Nếu vậy, khi cậu phải diễn một người tuổi 16, đâu là điểm bắt đầu trong kế hoạch của cậu?
T: À, tôi không nhớ rõ bởi vì đã lâu rồi… nhưng…
Q: Cậu cảm thấy đã lâu ư? (lol)
T: Dĩ nhiên, một khoảng thời gian dài. Tôi có cảm giác kiểu như hoài cổ khi xem lại tập 1, vì tôi không nhớ hết mọi thứ. Bởi vậy, tôi khá ngạc nhiên khi thấy Tokuzo quá lố bịch, ha ha. À, đang nói về điểm xuất phát của tôi sau khi đọc kịch bản mà? Không có gì khác để làm ngoài việc thổi phồng hình ảnh tưởng tượng của mình lên cả. Như tôi từng nói trước đó, điều quan trọng nhất để nắm bắt được linh hồn nhân vật đó là chị dành bao nhiêu thời gian cho việc nghĩ về nhân vật đó. Bằng việc nghĩ đến nhân vật, chị có thể dần dần phóng đại những hình ảnh trong đầu mình một cách tự nhiên. Đó là cách để hóa thân vào nhân vật. Dĩ nhiên, đọc kịch bản nhiều lần cũng là một cách, nhưng thêm vào đó, chị nên sống một cuộc sống dựa vào kịch bản, một cách tự nhiên…
Q: Vậy là sau đó cậu đã sống cuộc sống dựa trên kịch bản sao?
T: Đúng thế. Một khi chị đọc một kịch bản, chị nhận thức rằng mình sẽ đóng vai trong đó. Nếu chị hỏi tôi là tôi có làm điều gì đó đặc biệt dựa theo kịch bản không, câu trả lời là không. Tôi chỉ đơn giản sống, nghĩ về nó.
Q: À, cậu luôn nghĩ về nó tận sâu trong tâm trí đó hả?
T: Đúng vậy.
Q: Chẳng hạn như cậu sẽ nghĩ “Nếu đây là Tokuzo?” khi cậu đang ăn?
T: Tôi không nghĩ đến những chi tiết cụ thể như vậy. Cũng có đôi khi tôi nghĩ theo kiểu như thế, nhưng đừng nghĩ về chúng nhiều, mà nên cảm nhận rằng, chúng chỉ ở đâu đó trong con người chị. Cứ thế, hình ảnh sẽ phát triển một cách vô thức. Thậm chí ngay cả khi chị không nghĩ nhiều về nó thì nó vẫn phát triển. Và cuối cùng, một khi chị bước vào trường quay và bắt đầu quay, dù đã sẵn sàng hay chưa, mọi thứ sẽ tự bộc phát.
Q: Thật là không bình thường khi một người dùng đời thực của mình để nuôi giữ một bản thể khác, đúng không?
T: Tôi không cảm nhận rõ lắm về việc có một bản thể nào khác cả. Chỉ là, một cách tự nhiên, hình ảnh lớn dần.
Q: Hình ảnh lớn dần ư?
T: Đúng vậy. Hình ảnh hay là nhân vật phát triển dần dần. Nếu tôi buộc phải mô tả bằng lời, thì kiểu vậy (lol). Đó là một thứ cảm giác, nên thật khó để diễn đạt thành lời.
Q: Cậu cảm thấy nó lớn dần à?
T: Khi bắt đầu tập 1, tôi khá hồi hộp. Tokuzo-san thật sự khác với tôi, và tôi chưa từng đóng kiểu nhân vật này bao giờ. Có lẽ khá cực đoan, nhưng chúng tôi bắt đầu quay khi chưa biết đâu là câu trả lời đúng. Tôi không biết và đạo diễn cũng vậy. Không ai biết cả. Vì thế, chúng tôi học bằng việc thực hành, thông qua thử nghiệm và sai sót. Nhưng bây giờ thì, tôi có thể đến trường quay mà không còn phải lo lắng nhiều nữa.
Q: Những diễn viên khác cũng như vậy sao?
T: Vâng, ai cũng vậy cả.
Q: Sau đó, cậu kết nối các đặc điểm tính cách lại với nhau đúng không?
T: Dĩ nhiên là vậy. Chúng tôi cố gắng nắm bắt và phối hợp các đặc điểm với nhau. Lúc đó, tôi nghĩ rằng diễn xuất là “sentaku” (lựa chọn).
Q: Sentaku á?
T: “Sentaku”, nghĩa là lựa chọn.
Q: Tôi biết chứ (lol).
T: Vì sentaku còn có nghĩa nữa là “giặt, rửa” (lol)
Q: Cậu thật tử tế. Cảm ơn nhiều. Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi nghe cậu nói từ “lựa chọn”.
T: À, tôi từng nghĩ, đó là kiểu giống như tôi có thể diễn theo nhiều hình mẫu khác nhau. Tôi có thể làm cho Tokuzo trông lố bịch hơn, hoặc tự nhiên hay bình thường hơn. Thế nên, đây là vấn đề về việc “chọn” ra cách biểu cảm gương mặt nào, từ ngữ hay kiểu đứng nào, rồi cắt giảm dần.
Q: Cậu cảm thấy nó được cắt giảm ư?
T: Đúng vậy, đặc biệt như lúc này. Thật ra, từ đầu tôi đã tự xây dựng tính cách nhân vật theo cách riêng, nhưng rồi tôi đồng thuận với quan điểm của đạo diễn và nhà sản xuất rằng: Như vậy thì quá nhiều và tốt hơn hết nên làm cho nó trông bình thường trở lại, cho nên tôi đã giảm bớt. [Đại ý là nhân vật anh xây dựng từ lúc đầu luôn có những đặc điểm hơi thái quá, hơi bị bất bình thường, về sau nhà sản xuất phải góp ý để nhân vật ấy gần gũi hơn].
Q: Khi nói về việc “lựa chọn”, cậu có đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau cho cái cách mà Tokuzo phản ứng khi lần đầu tiên được ăn một chiếc bánh cốt lết, và khiến anh ấy quyết định trở thành một đầu bếp không?
T: Không, cảnh đó được diễn khá suôn sẻ. Giống như kế hoạch ban đầu của tôi thôi.
Q: Sống trong xã hội hiện đại, chúng ta không có nhiều kinh nghiệm về những thứ mà chúng ta chưa từng trải qua nhỉ.
T: Vâng, đúng vậy.
Q: Khi tôi đọc kịch bản, tôi tự hỏi làm thế nào cậu có thể diễn tả được cảm giác kiểu: “Cái quái gì đây vậy trời!”
T: Tôi lại cảm thấy cảnh cốt lết chẳng có gì khó cả. Tôi chỉ nghĩ đơn giản mọi người kiểu gì cũng sẽ khựng lại một lúc khi họ khám phá ra thứ gì đó mới mẻ.
Q: À.
T: Khi có thứ gì đó vượt ngoài khả năng của họ, hoặc họ gặp phải vài thứ vượt ngoài tầm kiểm soát, mọi người chắc chắn sẽ dừng lại và sửng sốt… đó là cách tưởng tượng của tôi.
Q: Nói về “lựa chọn” thì trường hợp nào thường gặp hơn: Chọn giữa hai hay là giữa 10 lựa chọn khác nhau?
T: Giữa 10 lựa chọn. Thay vì như vầy (Takeru đưa tay mô tả hình bán nguyệt giống một chiếc máy đo tốc độ): Giả sử như chúng tôi chọn vị trí trong biên độ này. Đôi khi, chúng tôi chọnvui sướng hay đau khổ. Nếu chọn vui sướng, thì mức độ bao nhiêu? Chúng tôi thường gặp những trường hợp như thế. [Hơi khó hiểu, vì nó rất hình tượng, các bạn search từ “tachometer” hoặc hình dung đến biển hiển thị tốc độ trên đầu xe máy, nó sẽ luôn dao động từ 0 đến 120km/h với 60km/h là mức trung bình, giả sử vậy. Ý Takeru là, nếu xem đó là máy hiển thị độ đau khổ, thì chọn mức bao nhiêu: 60 hay 80, tương tự với hạnh phúc – Chứ không đơn thuần mô tả với vài từ: Hạnh phúc, ít hạnh phúc, cực kỳ hạnh phúc là đủ).
Q: Ồ, tôi đã hiểu rõ hơn nhờ vào cách mô tả của cậu, bằng việc sử dụng thứ giống như là meter (mét). Ý cậu là việc diễn xuất không chỉ đơn giản là lựa chọn giữa A hay B, mà là sự kết hợp tinh tế giữa nhiều chọn lựa, đúng không? Nhân tiện, cậu đã nói với “+act mini” rằng: “Chủ đề lần này là từ bỏ chính mình”, phải không nhỉ?
T: Fufufu…
Q: Hey, đó là một lời mời mọc (Sales talk - Hay lời chào hàng – Ở đoạn Tokuzo và vợ trề môi) đúng không?
T: Sales talk (lol). Những từ này (fufufu) được dùng ở trường quay khi chúng tôi diễn kiểu bĩu môi trong tập đầu tiên. Thế nên, đấy là chủ đề của tôi vào thời điểm đó (Kiểu Takeru phải rời bỏ chính con người thật của mình để hoàn toàn hóa thân vào nhân vật Tokuzo với những hành động khác hẳn với Takeru đời thực).
Q: Tôi hiểu rồi (lol). Cậu chỉ là đang cố gắng từ bỏ bản thân, hay đang khiến cho Satoh Takeru biến mất hoàn toàn?
T: Không phải thế đâu.
Q: Hay còn có nghĩa: Cậu biến mất một cách tự nhiên bằng việc hóa thân vào nhân vật?
T: Đúng vậy.
Q: Nhưng Satoh Takeru không đưa ra các lựa chọn sao? (Ý là thay vì làm cho Takeru biến mất, tại sao không chọn các phương án khác)
T: Không, không cần thiết vào lúc đó. Tất nhiên, vào lần đầu tiên, tôi cũng có đưa ra lựa chọn riêng, nhưng đôi khi đạo diễn bảo: “Như thế này sẽ tốt hơn đó” hoặc “Cậu nên làm sao cho dễ hiểu hơn chút đi”. Có thể nói, đối với diễn viên, việc tự mình đưa ra lựa chọn cho mình rất là quan trọng. Các diễn viên đều rất lịch thiệp, cho nên họ có thể làm theo bất cứ thứ gì được bảo. Trong khi đó, vai trò của những người đưa ra gợi ý về việc đâu là lựa chọn đúng hoặc lựa chọn tinh tế rất là quan trọng, đặc biệt trong những dramas. Nhưng, phải nói rằng, đây là vấn đề về sở thích. Một số người thích những biểu cảm phóng đại trong khi nhiều người khác lại thích những biểu cảm đơn giản. Cho nên sẽ chẳng có câu trả lời đúng. Và vì không có câu trả lời đúng, nên tôi hy vọng được làm việc với những người mà tôi có thể tin tưởng vào sự sáng suốt của họ.
Q: Cậu nhận thức về cái gọi là “sự lựa chọn” này được bao lâu rồi?
T: Tôi tự hỏi bao lâu nhỉ… có lẽ là khoảng thời gian khá dài đấy. Nhiều người nhận xét diễn xuất của vài diễn viên là hay hoặc dở tệ, [nhưng làm sao, khi mà, cách hiểu của họ khá là tiêu cực – Khá khó hiểu]. Đôi khi tôi cảm thấy họ có thể diễn hay hơn nếu đạo diễn hướng dẫn anh ta/cô ta cách để diễn cảnh đó.
Q: Tôi nghĩ, là vì diễn viên các cậu thường bỏ qua hầu hết những thứ có thể gây ấn tượng đối với người khác (You actors leave most of what is accepted as so-called impression to others) – Sorry, tui không hiểu lắm câu này. Tui nghĩ đại ý là, diễn viên thường tự làm theo ý mình mà không quan tâm đến sở thích của số đông khán giả.
T: Thế nên tôi không thể tự mình làm bất cứ thứ gì, đặc biệt trong trường hợp của những phim truyền hình. Đối với phim điện ảnh, chị có thể thể hiện theo cách của chị. Còn ở drama, có nhiều khung camera cố định hơn, nghĩa là chúng tôi phải đưa ra nhiều sự chọn lựa hơn cho mỗi cảnh diễn. Có quá nhiều phương án và bất kể chị chọn phương án nào, vẫn là OK nếu đem lại kết quả tốt. Tóm lại, cái cách chúng tôi thực hiện “Tenno no Ryoriban” bây giờ giống như những gì tôi vừa kể. “Ryoma-den” cũng là một drama nhưng chúng tôi đã làm ra nó theo phương pháp hoàn toàn khác.
Q: Nếu như vậy, tôi nghĩ diễn viên các cậu phải rất linh động nhỉ.
T: Tôi có nói rồi, drama khác hoàn toàn với movie, nhưng dù là movie đi nữa, thì vẫn có những phương pháp khác nhau giữa phim này với phim kia. Như tôi vẫn thường nói, mọi người bảo “Diễn viên” là một loại công việc nhưng chúng tôi đang làm quá nhiều việc khác nhau, đến mức chị thậm chí có thể gọi công việc của chúng tôi bằng nhiều cái tên khác nhau đó.
Q: Nghe có vẻ cậu có quá nhiều cách khác nhau, vậy cậu có muốn trải nghiệm qua nhiều cách khác nhau nhất có thể không? (Cách ở đây là cách diễn sao cho phù hợp với phương pháp của từng drama, từng movie. Riêng movie thôi cũng đã có sự khác nhau trong cách thức thực hiện giữa movie này với movie kia rồi. Cho nên Takeru phải rất linh động để thích ứng với hoàn cảnh).
T: À, tất nhiên là tôi đã có cách mà mình thích nhất.
Q: Đó là cách nào vậy?
T: Tôi không kể chị nghe đâu (lol).
Q: Vậy nếu cậu chỉ có thể chọn cho mình một cách yêu thích thôi, cậu có muốn sử dụng nó mãi mãi không?
T: À… mà đồng thời, tôi cho rằng, dự án (project, tức là bộ phim, hay kịch,…) cũng rất quan trọng đó. Ngay cả khi tôi không thích phương pháp của họ đi nữa, nhưng nếu đó là dự án hay, thì tôi vẫn sẽ tham gia.
Q: Những yếu tố nào từ một dự án thường sẽ thu hút cậu?
T: Còn tùy vào cảm nhận của tôi; bất kể tôi nghĩ nó hay hay dở.
Q: Cậu không muốn thử những thứ mà cậu chưa từng làm trước đó à?
T: Những thứ tôi chưa bao giờ làm thường sẽ tự nhiên gây hứng thú cho tôi. Tôi muốn thử thách mình với những gì chưa từng làm hơn là những thứ đã trải qua rồi.
Q: Đánh giá một bộ phim thì cần phải đánh giá toàn diện, nhưng rõ ràng là nó được đóng góp hầu như bởi các diễn viên, phải không?
T: Đó là công việc của chúng tôi mà (lol). Tôi sẽ cảm thấy hứng khởi hơn nếu đó là một dự án thú vị. Một cảnh quay hấp dẫn hoặc giả như tôi tìm thấy thứ gì đó hay ho, thì điều đó sẽ tự động thúc đẩy tôi.
Q: Có khi nào cậu bắt đầu một dự án với cảm giác hào hứng như vậy, nhưng rồi mọi thứ lại quá khác so với cậu mong đợi không?
T: Tất nhiên là có chứ. Không thể nói trước được dự án sẽ thay đổi như thế nào. Nhưng tôi luôn cẩn trọng để tránh điều đó.
Q: Có nghĩa là cậu sẽ không chớp lấy ngay cơ hội trừ phi đó là dự án mà cậu cảm thấy tin tưởng?
T: Đúng thế. Thật khó để bắt đầu tham gia với một thứ niềm tin thiếu cơ sở.
Q: Nhưng ngay cả khi cậu nắm lấy một cơ hội với niềm tin vững chắc, cậu cũng đâu thể lúc nào cũng giữ động lực của mình ở mức cao được. Đơn giản là sẽ có lúc cậu bị thiếu ngủ, hoặc kiệt sức… Chẳng hạn như trường hợp của tôi (lol).
T: (lol) Điều đó xảy ra đối với bất kỳ người nào mà.
Q: Nhưng vì cậu là một diễn viên, nếu cậu không thể giữ được động lực ở một mức nào đó, mọi thứ có thể sẽ khó kiểm soát (quá tải, ngừng làm việc), cậu biết đấy.
T: Quả vậy. Động lực là thứ quan trọng nhất, đúng không? Tôi nhớ tôi có kể với chị khi nói về Kenshin, duy trì động lực là điều quan trọng nhất… hoặc phải coi đó là điều khó nhất hơn là quan trọng nhất.
Q: Khi chúng ta đọc từ đó được phiên âm, chúng ta thường đọc không dừng và chỉ nghĩ: “Ồ, tôi biết rồi”. [Cái này khó hiểu, hình như là đang nói đến phiên âm dễ gây hiểu lầm của từ “khó nhất”)
T: Vậy vui lòng ghi là: “Điều đó thật sự khó” (lol). “Thật sự - Really” nha.
Q: Tôi được biết, cậu đang phải làm việc rất cật lực để giữ động lực, khi tôi nhìn thấy cậu, cậu giống như là có trái tim sắt đá vậy.
T: Fufufufu.
Q: Cậu không thể hiện với mọi người kiểu như: “Tôi đang làm việc một cách cuồng điên!” à.
T: Vâng.
Q: Vì cậu hiểu rằng sâu bên trong cậu vẫn có vài thứ thứ mềm yếu như tàu phớ, chứ không hoàn toàn mạnh mẽ giống sắt đá… hả? (Đại ý, nhìn vẻ ngoài, ai cũng nghĩ Takeru thật cứng rắn, quyết đoán; còn bản thân Takeru biết mình cũng có những lúc yếu mềm)
T: Vâng, tất nhiên, thường là vậy (lol).
Q: Cậu đối mặt với điều đó như thế nào?
T: Khi tôi xuống tinh thần á hả? Đi ăn với bạn bè (lol).
Q: Cậu có càu nhàu (spit venom = phun ra những lời độc địa) trong lúc ăn không?
T: Có chứ, có chứ (lol). Chắc chắn là có. Trò chuyện là một kỹ năng cần thiết để duy trì động lực đó. Sẽ chẳng thể làm được việc gì nếu thiếu điều đó.
Q: “+act.” là một tạp chí thường cứ hay bàn về khuôn mặt của Satoh Takeru, thế nên một lần nữa tôi muốn nói là cậu trông có vẻ khác đi đấy.
T: Thật sao?
Q: Cậu có vẻ ngoài đầy quyết tâm, không sợ hãi vào lúc này. Nghe cậu nói chuyện nãy giờ, tôi nhận ra rằng nội tâm/trái tim của cậu đã ảnh hưởng đến nó.
T: Đương nhiên là trái tim sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài. Nhưng tôi không thể ngờ là gương mặt của tôi cũng đã thay đổi chính tôi đó (lol).
Q: Cậu không thường nghe nói về vẻ ngoài thay đổi của cậu à?
T: Tôi thường được nghe bảo thế cứ mỗi sau 6 tháng. Những người tôi gặp sau một thời gian dài thường nói: “Ồ, cậu trông rất quyết đoán”, hoặc “Cậu có vẻ trưởng thành hơn nhiều”, “Cậu trở nên thật nam tính”… Mọi người thường nói thế từ lúc tôi là cậu con trai 19 tuổi (lol). Mỗi khi họ nói như vậy, tôi thường cảm thấy: “Lại nữa rồi!” (Hay là: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi).
Q: Cậu không cảm thấy tò mò muốn biết mình trông thay đổi như thế nào sao?
T: Tôi không tò mò mấy. Gương mặt của tôi thay đổi chỉ cần trong một ngày thôi. Sự mệt mỏi và thiếu ngủ dễ dàng bộc lộ trên gương mặt tôi. Tôi nhận thức về điều đó. Tôi sẽ kể chị nghe về trải nghiệm đáng ngạc nhiên nhất… là từ hồi 18 hay 19 tuổi cho đến 21 hay 22 tuổi gì đấy, tôi lúc nào cũng cực kỳ bận rộn, lúc nào cũng có việc để làm cả. Và khi có kỳ nghỉ dài đầu tiên, tôi đã dành một tuần để nghỉ ngơi. Sau đó, tôi thấy gương mặt của mình thay đổi chỉ vì đã ngủ quá nhiều (lol) – “Đây mới là gương mặt nguyên bản của mình” – Tôi nghĩ như vậy đó.
Q: Nó trông được hơn à? (Tươi tỉnh, khỏe mạnh, đẹp trai hơn)
T: Vâng, nhìn được hơn. Nhìn tôi có vẻ sắc nét hơn. Tôi đã nghĩ: “À, vậy là mình đã bị kiệt sức như mình nghĩ”. Ngay cả bây giờ, trong suốt thời gian quay drama này, khuôn mặt của tôi trông khác đi hẳn bởi vì tôi thức suốt đêm. Tôi nhận thức về chính mình chứ. Sự mệt mỏi dễ dàng biểu hiện trên gương mặt tôi. Cho nên nếu tôi gặp lại ai đó sau 3 ngày, họ sẽ bảo: “Cậu trông khác đi đấy!”, hoặc “Cậu lại trông khác đi nữa rồi”. Việc này có lẽ phụ thuộc vào thời gian. Ngoài ra, tôi cho rằng vai diễn của tôi cũng đã ảnh hưởng lớn lên gương mặt của tôi. Ý tôi là vai mà tôi đang đóng lúc này.
Q: Nếu vai của cậu làm cho gương mặt cậu thay đổi, thì cách cậu nghĩ cũng bị ảnh hưởng bởi vai diễn chứ? Chẳng hạn có khi nào cậu bắt đầu nghĩ về những thứ mà cậu ít khi nghĩ đến trước kia không?
T: Không hề nha. Về cơ bản, tôi không quá bị ảnh hưởng bởi vai diễn của mình. Tôi cố để chỉ bị ảnh hưởng ít nhất có thể. Tôi không chắc nếu như mình đã thay đổi một cách vô thức. Nhưng tôi luôn cố để tránh điều đó. Và đôi khi tôi học được vài thứ gì đó từ vai diễn. Bằng việc vào vai, đóng một nhân vật, tôi học được nhiều điều thông qua nắm bắt ý nghĩ của nhân vật đó hay đại loại vậy.
Q: Vai diễn lần này cũng vậy chứ? (Ý là đóng vai đầu bếp có ảnh hưởng đến suy nghĩ của Takeru không? Cậu ấy có nghĩ về những thứ ít khi nghĩ đến?)
T: Cách tốt nhất là tôi tưởng tượng đến gương mặt của những người đầu bếp khi tôi đang ăn; họ đang nấu món ăn đó như thế nào. Như thế, cách tôi đánh giá (tán dương) họ cũng sẽ thay đổi.
Q: Khi tổng biên tập của chúng tôi thực hiện cuốn photobook “Shinkokyu” cho Takeru-kun, Tôi có nghe Takeru-kun ở độ tuổi 19 nói rằng: “Diễn xuất là sự tưởng tượng”. Cậu vẫn còn nghĩ như vậy chứ?
T: Việc diễn xuất chắc chắn là dựa vào trí tưởng tượng. Hay đó là lựa chọn giữa tưởng tượng hoặc bắt chước; bắt chước cái gì đó có sẵn hoặc diễn lại bằng việc sử dụng trí tưởng tượng theo cách riêng.
Q: Tôi hiểu. Vậy trước tiên, cậu sẽ phải chọn giữa “tưởng tượng” hay là “bắt chước” (mô phỏng), đúng không?
T: Đúng vậy. Nhưng thay vì thế, sự lựa chọn đó nên được gộp lại giữa 3 thứ: Trí tưởng tượng, sự bắt chước và kinh nghiệm của chính chị trong cuộc sống.
Q: Có khi nào cậu diễn mà chỉ dựa vào trí tưởng tượng không thôi không?
T: Không khi nào. Thật là không bình thường nếu tôi nghĩ: “Diễn viên đó đang theo diễn cách này, thế thì tôi sẽ bắt chước họ”. Những người khác cũng vậy. Tôi không chỉ bắt chước cách diễn của diễn viên nào đó, mà khi đóng vai đầu bếp thì tôi sẽ bắt chước một đầu bếp thật sự. Nếu không có hình mẫu nào để bắt chước, tôi sẽ đóng dựa theo trí tưởng tượng của mình.
Q: Trong cuộc nói chuyện ở tuổi 19, tôi nhớ cậu có nói: “Tôi cảm thấy hạnh phúc nhất khi tôi đang tập trung vào thứ gì đó”. Cậu vẫn nghĩ như thế chứ?
T: Đúng thế. Tôi không thay đổi suy nghĩ của mình. Tôi không rõ định nghĩa về “hạnh phúc” của chị là gì, nhưng với tôi, khi tập trung tối đa vào thứ gì đó, hóc môn adrenaline sẽ đổ dồn về, và điều đó làm tôi cảm thấy hạnh phúc vì tôi đang có trạng thái tinh thần tốt.
Q: Cậu có thường gặp những khoảnh khắc mà adrenaline bị tắt nghẽn không?
T: Giống như là động lực vậy, sau một khoảng thời gian dài, bạn quen dần với nó và điều đó ngăn cản adrenaline dồn lên. Thật khó. Ý là việc duy trì được động lực thật khó. Nhưng may mắn thay, dù thời gian này tôi có mệt mỏi đi mấy, thì lại có động lực khác đến sau một vài tháng, chẳng hạn như có dự án kế tiếp đang chờ đợi. Trong trường hợp đó, tôi lại có thể giữ động lực.
Q: Sẽ thật khó cho cậu khi phải làm trong dự án nào đó mà kéo dài đến tận 3 năm nhỉ.
T: Tôi sẽ không tham gia đâu (lol). Điều đó là không thể đối với tôi.
Q: Giới hạn của cậu là nửa năm, đúng không?
T: Có lẽ vậy (lol). Tôi chưa bao giờ tham gia vào dự án nào mà kéo dài tới 3 năm cả, cho nên tôi chỉ có thể tưởng tượng về điều đó.
Q: Hóa thân vào một vai diễn mới là cả một sự khác biệt phải không?
T: (Nói một cách mạnh mẽ) Nó hoàn toàn là một sự khác biệt!
Q: Có lẽ tại vì cậu tập trung quá cao độ để đóng một vai cho nên cậu không thể cứ như thế quá lâu.
T: Tôi nghĩ điều đó đúng đấy. Vì mỗi dự án đều cần sự tập trung cao, nên rất khó để có thể giữ được sự tập trung đó trong thời gian dài. (Đại ý, khi bạn chú tâm làm thứ gì đó, thời gian đầu có thể tập trung toàn sức, toàn năng lượng. Nhưng nếu kéo dài quá lâu thì thể nào bạn cũng cảm thấy mệt mỏi)
Q: Đóng nhân vật A có lẽ khác với đóng nhân vật B, nhưng tôi nghĩ chẳng có khác biệt nào trong cách cậu diễn một ai đó khác. (Ý là chỉ có một Takeru thôi, vào vai A hay B thì cũng chỉ có ngần ấy biểu cảm quen thuộc)
T: Hoàn toàn khác nhau chứ. Như tôi nói lúc nãy, chúng ta chỉ có một từ để mô tả về diễn viên – "Actor"; chúng ta chỉ có một từ gọi là diễn xuất – “Acting”. Nhìn chung, có vẻ như chúng tôi đang làm cùng một loại công việc, nhưng lại hoàn toàn khác biệt đấy. Chúng ta thường dùng một từ “acting”, nhưng, lấy ví dụ ha, diễn vai Kenshin là một việc và diễn vai Tokuzo là việc hoàn toàn khác. Thật chẳng thể nào khi chỉ đóng một vai hoài trừ phi chị chịu ảnh hưởng sâu sắc từ việc diễn vai đó. Thế nên, tùy vào vai diễn mà cách diễn sẽ hoàn toàn khác nhau… Thêm một ví dụ khác, chỉ có một từ gọi là “sống” - "Live", nhưng mọi người đang “sống” những cuộc đời khác nhau đó thôi. Cách hiểu tương tự là như vậy.
Q: Cậu đang làm nhiều “việc” khác nhau như vậy suốt bao lâu nay đó hả?
T: Bởi thế, rất khó để bắt đầu quay phim ngay khi vừa mới hoàn thành một bộ phim khác trước đó.
Q: Cậu sẽ làm gì trong trường hợp này?
T: Tôi sẽ làm việc cật lực (lol).
Q: Nhưng sẽ có lúc cậu buộc phải đóng cùng lúc hai vai khác nhau mà, đúng không?
T: À, tôi hiếm khi nào vào dạng vai như thế. Tôi luôn cố đảm bảo để không phải gặp trường hợp như vậy nhiều nhất có thể, vì tôi không làm được đâu. Tôi có nghe nói, các diễn viên nước ngoài thường đến trường để tham dự một số khóa học nhằm làm mới bản thân sau khi hoàn thành một bộ phim, và sau đó họ mới bắt đầu bộ phim kế tiếp.
Q: Giả sử, sau khi dành nửa năm tái hiện lại cuộc đời Tokuzo, nếu như mới xong phim được một ngày, cậu lại được bảo rằng: “Ok, tiếp theo, cậu sẽ vào vai một thợ làm bánh”, thì sẽ rất khó nhỉ.
T: Nếu như thế, drama đó sẽ có khuynh hướng giống: “Nếu Tokuzo là một thợ làm bánh” (lol). (Tức là chưa thoát hẳn khỏi vai diễn cũ đã bị kêu đóng vai mới ngay, thì vai mới đó sẽ ảnh hưởng nặng từ nhân vật phim trước)
Q: Dĩ nhiên, là cả một vấn đề. (lol)
T: Chính xác.
Q: Thật sự thì… cách giải thích của cậu luôn quá dễ hiểu. Đáp lại những câu hỏi mà tôi liên tục đưa ra cho cậu, kiểu như: “Nó có phải như thế không?”, “Đúng như vậy không?”, cậu luôn trả lời tôi một cách rõ ràng, làm cho tôi phải nói: “À, hiểu rồi”. Tôi cảm thấy giống như làn sương mù đang trở nên tan biến vậy.
T: Không đâu, tôi chỉ đang cố gắng thôi. Tôi không thường thể hiện suy nghĩ bằng lời.
Q: Làm thế nào cậu nghĩ mà không dùng từ ngữ? (Kiểu như không có tiếng nói trong đầu)
T: Là với những cảm nhận. Tôi cảm nhận nhiều hơn là suy nghĩ, nhưng tôi sẽ nỗ lực nếu buộc phải diễn đạt thành lời… kiểu vậy đó.
Q: Đúng là có một số thứ mà cậu có thể diễn đạt cảm xúc thành lời như vậy. (Không hiểu lắm)
T: Vậy nên tôi luôn cố gắng hết sức trong những lần phỏng vấn.
Q: Chúng tôi không thể giúp được gì nhưng thành thật cảm ơn cậu. Tôi nhớ đã đọc bài báo mà Taka (One Ok Rock) – Bạn thân nhất của cậu – Nói là: “Takeru luôn có câu trả lời”. Giờ thì tôi hiểu là anh ta nói đúng: Cậu luôn luôn có một câu trả lời rõ ràng.
T: Có lẽ là vì tôi thích việc diễn đạt thành lời (verbalization). Tôi không cảm thấy phiền hà bởi việc đó. Tôi thích sử dụng ngôn từ (words). Có lẽ Taka cũng là anh chàng thích “words” và chúng tôi có cùng tư tưởng. Khi tôi nói: “Cậu không nghĩ nó là như vậy sao?”, anh ấy đáp lại: “Đúng là nó là như vậy!” hoặc vài thứ tương tự… Thỉnh thoảng tôi cũng chia sẻ những cảm nhận với Taka (verbalizes some feelings).
Q: Nếu cậu có thể diễn đạt suy nghĩ của cậu thành lời, điều đó có nghĩa là toàn bộ suy nghĩ trong tâm trí của cậu không hề hỗn độn, đúng không?
T: Không, nó lộn xộn lắm chứ. Nhưng tôi chỉ đang cố (I am trying hard) sắp xếp chúng theo thứ tự mỗi khi tôi nói, giống như bây giờ.
Q: Giống như là bóc tách một sợi chuỗi đó hả?
T: Ừm, công việc kiểu như vậy… không làm tôi thấy phiền.
Q: Có khi nào cậu gỡ rối xong một đống sợi, mà chẳng để làm gì cả không?
T: À, nhưng nếu đống sợi rối đã được tháo gỡ, thì là xong việc rồi còn gì, đúng không?
Q: Tôi có một câu chuyện hay ho như thế này. Một nghiên cứu cho thấy rằng, khi họ cấy ghép tế bào ruột vào một ai đó, thì những tính cách của người cho – Chẳng hạn như: Thái độ tích cực hoặc tiêu cực – cũng sẽ chuyển qua người nhận. Tôi nghe bảo nghiên cứu đó vẫn đang trong giai đoạn thí nghiệm trên chuột, nhưng nếu vậy thật thì tôi tự hỏi: Cái gọi là tính cách – “character” hay “personality” – rốt cuộc là gì. Khi một diễn viên vào vai ai đó, tính cách là một yếu tố quan trọng. Giả sử như rất khó để tìm thấy tính cách thật của nhân vật mà cậu đóng, tôi tò mò muốn biết cậu sẽ làm gì.
T: Có nhiều cách khác nhau. Cách thứ nhất là chị phải diễn xuất từ cảm nhận nơi trái tim của mình, nghĩ về tính cách của nhân vật, và rồi nó tự xuất hiện. Một cách khác nữa, chị có thể làm điều này theo thứ tự, giống như tôi đã nói trước đó, chị đưa ra nhiều lựa chọn rồi giảm dần, và những ai xem nó sẽ quyết định giúp: đâu là tính cách của Tokuzo-san - như trong trường hợp của tôi. Tôi có xu hướng làm theo cách này, đó là: Những người xem sẽ tạo ra tính cách nhân vật, rồi tổng hợp và chọn ra cách anh ấy sẽ xuất hiện trong cảnh quay. (Sorry, không hiểu lắm – Người xem ở đây có thể là đạo diễn, nhà sản xuất và những người tư vấn khác)
Q: Tính cách nhân vật mà cậu đóng thực không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Một ngày nọ, tôi bị sốc khi một diễn viên nào đó nói với tôi rằng: “Gần đây, tôi muốn đóng vai một cái cây”. Takeru-kun đóng vai một cái cây… Điều đó không có khả năng xảy ra, nhưng nếu như cậu thử làm, thì cậu sẽ bắt đầu bằng việc có trái tim của một cái cây… à?
T: (lol) Tôi nghĩ vậy. Nhưng lúc mới đầu, tôi sẽ nghĩ tại sao tôi nên đóng vai một cái cây. Tôi sẽ nghĩ về việc: Tại sao họ không sử dụng một cái cây thật mà lại bảo tôi đóng thế. Có lẽ diễn viên đó nói vậy để minh họa cho suy nghĩ của anh ta, và tôi hiểu những gì anh ấy nói chỉ là một ý nghĩ cực đoan (kiểu quá mệt và chỉ muốn đóng một cái cây để đứng nguyên chỗ). Nhưng cái cây thì lúc nào cũng sẵn có, vậy, tại sao tôi phải đóng nó? Tôi tò mò muốn biết.
Q: Cách tiếp cận của cậu thường bắt đầu như vậy đó hả?
T: Vâng. Không có lý gì để vào vai một cái cây cả nếu như tôi không hiểu lý do thực sự. Nếu tôi đóng mà không hiểu vì sao, thì làm thế nào tôi có thể đánh bại được cái cây thật? (lol)
Q: Ngay cả khi cậu tìm ra cách để làm cho mình trông giống một cái cây thật, thì hẳn là cậu vẫn có khả năng đóng không đạt vài thứ nào đó.
T: Nếu như vậy, vậy tại sao họ không sử dụng một cái cây thật ngay từ đầu chứ? Nếu họ có lý do chính đáng và tôi vui vẻ chấp nhận nó, thì tôi sẽ bắt đầu diễn. Thật không thể đóng vai một cái cây, nhưng tôi muốn làm những thứ giống như vậy. Tôi muốn đóng một thứ gì đó không phải là con người… hoặc những thứ mà không tồn tại trên thế giới này. Nhưng cái cây hay một cái ghế thì có sẵn rồi, thế nên tôi đâu nhất thiết phải đóng chúng.
Q: Vậy, một cái cây biết nói thì ok chứ?
T: Đúng thế. Điều đó hoàn toàn ok.
Q: Thế còn sinh vật ngoài hành tinh thì sao?
T: Cũng tốt thôi.
Q: Cậu sẽ bắt đầu bằng việc nghĩ: Loại sinh vật ngoài hành tinh đó là gì, đúng không?
T: À, tôi sẽ phân tích về cái gọi là “người ngoài hành tinh” trước tiên. Có lẽ họ (alien) sẽ không tự cho mình là một sinh vật ngoài hành tinh.
Q: Vì luôn theo đuổi những mục tiêu mới, một ngày nào đó chắc chắn cậu rồi cậu sẽ nói: “Tôi muốn đóng vai một cái cây” thôi.
T: Có thể như vậy (lol).
Q: Diễn viên là một công việc lạ lùng (lol). Cậu có nói dù được gọi chung là “actor” nhưng cậu đang phải làm nhiều thứ hoàn toàn khác nhau ở mỗi địa điểm quay, hẳn là khó lắm. Cậu luôn khát khao làm những thứ mà cậu chưa từng làm bao giờ. Hầu hết các công việc đều có một hình mẫu ở mức độ nào đó, và học theo mô hình đó sẽ giúp cậu nâng cấp kỹ năng của mình, đúng không?
T: Không phải lúc nào cũng vậy. Người ta thường chọn cho mình một mô hình công việc riêng để theo đuổi. Nhưng vì tôi chưa từng làm việc gì khác ngoài vai trò diễn viên, nên tôi muốn thử làm công việc văn phòng. Tôi luôn tự hỏi: Đấy là kiểu công việc gì vậy?
Q: Diễn viên là công việc đòi hỏi cậu phải diễn nhiều thứ sao cho gần với thực tế, trong khi cậu lại thắc mắc đó là thứ gì, như vậy à?
T: Ừm, nhưng những gì chúng tôi diễn vẫn khác xa với công việc thực tế. Chúng tôi chỉ có thể làm cho nó trông thực tế hết mức có thể thôi.
Q: Cậu thật sự muốn thử làm công việc văn phòng sao?
T: Tôi khá hứng thú với nó. Chỉ vì tôi không biết đấy là kiểu công việc gì.
Q: Nó chỉ đơn giản là sở thích của Satoh Takeru hơn là vì mục đích có thêm kinh nghiệm cho việc diễn xuất phải không?
T: Đúng vậy. Dù rằng sau đó tôi cũng sẽ học được vài thứ nhằm bổ sung cho kinh nghiệm diễn xuất. Đây chỉ đơn giản là sở thích như người bình thường. Tuy nhiên, tôi sẽ không thể làm thứ gì đó dài lâu được.
Q: Tại sao cậu lại nghĩ rằng mình không thể?
T: Tôi sẽ cảm thấy chán. Tôi thấy chán và muốn gào thét (lol). Giả sử chị có hai ngày nghỉ mỗi tuần, chị phải đi làm mỗi ngày liên tục ngoại trừ thứ Bảy và Chủ nhật, đúng không? Chị cứ làm như thế suốt hai hay ba năm? Điều đó là không thể đối với tôi. Là một diễn viên, nếu chị đã tập trung toàn lực làm việc trong một khoảng thời gian, thì sau đó chị có thể nghỉ ngơi một chút. À,… bất kể đó là ngày thường hay cuối tuần.
Q: Vậy, đặt tình huống ngược lại, cậu sẽ vẫn ổn chứ nếu như cậu không được nghỉ ngơi trong quá trình quay phim?
T: Vâng. Thực sự khó đấy, nhưng nó hợp với sở thích của tôi (it suits to my tastes). Tôi thật sự nể những ai đang làm việc toàn thời gian cho một công ty nào đó.
Q: Khi cậu đã phải làm việc từ sáng sớm cho đến tận khuya mà không có ngày nghỉ trong nhiều tháng, thì sẽ tốt hơn cho cậu nếu biết rằng mọi thứ sắp xong phải không?
T: Tôi vốn là một người chạy nước rút (chạy với tốc độ cao từ lúc mới bắt đầu). Tôi không thể tham gia vào một chặng đường đua quá dài.
Q: Nhưng cậu đang chạy trên một quãng đường đua khá dài đó thôi (lol). (Ý nói dự án phim đầu bếp đã kéo dài 6 tháng)
T: Chị nói đúng. Vào lúc bắt đầu, tôi đã chạy với tốc độ nước rút, nhưng rồi tôi chợt nhận ra đó là một chặng đường đua dài. Kiểu như, khi bắt đầu chạy, tôi chỉ nghĩ đó là chặng đua 100 mét, nhưng rồi tôi phát hiện đích đến cách xa cả 800 mét lận (lol).
Q: Cậu sẽ thấy mình yếu đi (weak – Nghĩa là không bộc lộ hết năng lực, sức mạnh) nếu như cứ tiếp tục làm thứ gì đó mà không biết đâu là đích, đúng không?
T: Đúng vậy. Sẽ rất khó nếu như thiếu một mục tiêu/đích đến. Thật ra, tôi cũng không chắc lắm, vì những gì tôi nói với chị chỉ là những thứ tôi đang tưởng tượng trong đầu. Nếu tôi thử làm điều đó trong thực tế, có khi nó lại không quá đơn giản như tôi nói lúc này đâu.
Q: Cậu có thể tìm thấy vài yếu tố thúc đẩy hoặc động lực từ nó, đúng không?
T: Đúng thế. Điều đó khác nhau tùy mỗi người.
Q: Chính xác. Ở trường hợp của Tokuzo-san, công việc của anh ta bây giờ cũng là “suits to his tastes – Hợp với sở thích của anh ta” đúng không? Trong tập 1, Toshiko-san, Shutaro-san và tất cả các nhân vật khác đều diễn xuất rất hay. Tôi cho rằng họ được truyền cảm hứng bởi Tokuzo-san mà cậu đóng đó.
T: Tất cả các diễn viên điều vậy mà. (Tức là làm công việc hợp với sở thích của họ)
Q: Khi nghe cậu nói về cách quay phim “kỳ dị” đó, tôi nghĩ các diễn viên nhiều kinh nghiệm phải phối hợp rất khéo léo với nhau.
T: Chúng tôi thực hiện bộ phim này rất cẩn trọng.
Q: À, tôi có nhớ những gì cậu từng nói khi đang đóng phim Kenshin, kiểu người lý tưởng của cậu vẫn là nhân vật xuất hiện trong anime hoặc manga à?
T: Vâng. Anime thể hiện lý tưởng, hoặc mô tả những điều lý tưởng, thế nên con người hiện thực không thể nào chiến thắng anime được, không bao giờ.
Q: Cậu không nghĩ rằng một người bình thường với cả những lỗi lầm thì vẫn tốt hơn sao?
T: Ừm, nhưng nếu chị không nghĩ về những lý tưởng, thì anime hay manga sẽ đánh mất giá trị của nó (raison d’être). Drama hay phim điện ảnh cũng mô tả những điều lý tưởng, nhưng không tuyệt bằng anime do giới hạn diễn xuất của con người; truyện giả tưởng, bao gồm tiểu thuyết hay nhiều sản phẩm khác cũng đều thể hiện lý tưởng hay ước vọng sống của chúng ta, nếu cho rằng chúng không thể hiện những khát vọng, vậy thì thật vô nghĩa khi xuất bản chúng, đúng không?
Q: Nói về mọi thứ, cậu đều không hề tỏ vẻ bối rối chút nào cả. Có khi nào cậu cảm thấy suy nghĩ bị lung lay không?
T: Tôi không nhớ. Nếu chị cho tôi vài ví dụ, có khi tôi sẽ nhớ ra. Tôi không giỏi nhớ về những chuyện trong quá khứ. Tại sao mọi người lại thường do dự (lung lay) quá nhiều nhỉ? Những người xung quanh tôi trông có vẻ không dễ bị lung lay cho lắm.
Q: Thường sẽ có những lúc tôi nghĩ nó là như vậy, nhưng rồi tôi lại nhận ra mình nghĩ sai, kiểu vậy.
T: Cũng có đôi lần tôi tìm thấy vài thứ mới mẻ, nhưng rồi lại thấy mình sai. Tôi cũng không nhớ rõ những lúc như vậy lắm.
Q: À mà, hôm nay Takeru-kun hay dùng những từ như: “I am trying hard” hoặc “I am doing my best”. Khi nghe cậu nói thế, tôi cảm thấy những từ đó có sức mạnh đặc biệt. Người ta thường nói một cách nhẹ nhàng là “I will do my best” thôi mà, phải không? (lol)
T: Một số người dùng những từ đấy theo kiểu nói xã giao, như là một cụm từ cố định. Nhưng với tôi, cách dùng từ có thể giúp thay đổi mọi thứ tốt hơn. Tôi thường nói “I will do my best” khi nào tôi không còn từ khác để nói.
Q: Có vẻ, “I’ll do my best” của Takeru-kun là một “I’ll do my best” thật sự. Tôi cần một cái gì đó giúp phân biệt “I’ll do my best” của cậu với “I’ll do my best” của người khác (Ý nói, Takeru nói là làm, khi Takeru nói “I’ll do my best”, nghĩa là nói một cách nghiêm túc và mạnh mẽ)
T. Fufufu. Vậy hãy thêm từ “super” vào. (lol).
Q: Khi tôi đọc kịch bản của Tenno no Ryoriban, tôi nhận thấy cậu xuất hiện ở hầu hết các cảnh quay và cậu phải nấu ăn mà không sử dụng người đóng thế. Tôi có nghe họ nói, công việc cậu đang làm lúc này cũng khó tương đương với những gì cậu đã trải qua trong phim “Kenshin” suốt nửa năm. Bằng việc đảm nhận vai diễn khó nhất trong Kenshin, tôi nghĩ việc đó đã tạo sự khác biệt trong cách mà cậu chấp nhận hay đối đầu với những khó khăn tiếp theo nhỉ?
T: Không, không phải lúc nào cũng vậy. Lần đầu tiên trong đời, tôi tra từ khóa “phát cáu – irritation”, “không thể ngừng – can’t stop” trên mạng. Tôi phải nhờ vào Internet để giải quyết vấn đề của mình (lol).Q: Vậy cậu đã có câu trả lời chưa?
T: Để tôi xem, nên thở thật sâu và kéo giãn cơ thể… một vài trang web đã bảo vậy. À, và nên tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nữa. Sau khi tập một phát sóng, cuối cùng thì tôi cũng được nghỉ ngơi chút đỉnh. Tôi cho rằng việc phát hành một bộ phim truyền hình là dạng công việc cực kỳ khó.
Q: Tôi nghĩ, bộ phim này đáng với công sức cậu bỏ ra đấy. Tokuzo-san quả thực vô cùng hấp dẫn.
T: Rất vui khi nghe thế. Công việc của chúng tôi không chỉ là công việc tay chân mà còn là công việc tiêu hao nhiều năng lượng tinh thần, vì thế… chúng tôi không thể tránh khỏi việc tinh thần có lúc kiệt quệ. Điều đó không có nghĩa là chỉ toàn có những khó khăn, mà có nhiều thứ làm cho cuộc sống của chúng tôi phong phú hơn.
Q: Rất nhiều lần, tôi cảm nhận ý chí của cậu vượt quá năng lực thực tế của cậu tại thời điểm đó, nhưng sau khi xem “Tenno no Ryoriban” và trò chuyện cùng cậu hôm nay, tôi tin chắc rằng: Sau “Kenshin”, năng lực của cậu đã mạnh hơn rất nhiều. Năm nay, “Bakuman” và năm sau: “Sekai kara Neko ga Kietanara” sẽ được công chiếu. Tôi mong được nhìn thấy Satoh Takeru vượt qua giới hạn của mình một lần nữa. Lúc đó, hãy để tôi tiếp tục phỏng vấn cậu nhé.
T: Bằng mọi giá. I’ll do my “super” best. (lol)
0 Comments Đăng nhận xét